Giá nguyên liệu tăng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê gồng lỗ
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang phải gồng lỗ khi giá nguyên liệu liên tục tăng mạnh trong khi đối tác nhập khẩu không chịu điều chỉnh giá.
Đầu tháng 3, giá cà phê ở mức 86.000 đồng một kg, tăng trên 30% so với cuối năm ngoái. Trong 20 ngày, loại nông sản này đắt thêm gần 10%, lên 95.000 đồng một kg. Mức này cũng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê tăng mạnh so với cuối tháng 2 do tồn kho thấp và nhu cầu vẫn rất cao. Ngày 19/3, giá cà phê robusta tăng khoảng 10.000 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 29/2, lên mức cao kỷ lục mới 94.100 đồng/kg. Đây đồng thời là mức giá cao nhất từ trước đến nay. Giá cà phê tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đẩy nhiều doanh nghiệp chế biến vào thế khó.
Nhiều doanh nghiệp gồng lỗ khi giá nguyên liệu tăng vọt |
Ông Nguyễn Ngọc Luận, nhà sáng lập thương hiệu cà phê nông sản Meet More (huyện Hóc Môn, TP HCM) cho biết, giá đầu vào lên 85.000-95.000 đồng một kg, nhưng doanh nghiệp không thể tăng giá bán do hợp đồng đã ký đều theo giá nguyên liệu quanh 50.000-60.000 đồng", ông chia sẻ.
Ông Luận cho rằng chưa bao giờ doanh nghiệp lại khó "trở tay" như năm nay. Hàng năm, giá cà phê không biến động "sốc" nên việc thu mua nguyên liệu dễ dàng. Năm nay, các doanh nghiệp không thể mua dự trữ do giá leo thang. Trường hợp nhập được, họ chỉ dám mua số lượng rất ít để giao nốt đơn hàng cũ. "Chúng tôi không dám ký mới với những đơn hàng giá thấp. Công ty đang cố gánh lỗ đến tháng 6", ông Luận nói.
Cũng không nằm ngoài khó khăn trên, ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc công ty Napoli Coffee cũng đang phải "gồng lỗ" khi giá nguyên liệu leo thang.
Theo ông Hưng, nguyên liệu trong kho chỉ đáp ứng được 70% đơn hàng xuất khẩu đã ký. 30% đơn còn lại, công ty phải chịu phạt để hủy khi đối tác nhập không chịu điều chỉnh thêm 5-10%. Bởi nếu càng xuất khẩu, công ty càng lỗ.
Điều đáng nói ở chỗ, giá cà phê tăng cao, nhu cầu thu mua cà phê cũng tăng nhưng lượng bán ra nhỏ giọt. Nhiều người trồng thấy giá cao nên găm hàng không bán. Thương lái không đủ hàng giao cho các nhà chế biến, còn doanh nghiệp lỗ khi mua cao, bán thấp.
Với giá nguyên liệu quanh 95.000 đồng một kg hiện nay, các công ty ước tính họ lỗ hàng chục triệu đồng mỗi tấn cà phê sau chế biến. Con số này tăng lên hàng chục tỷ đồng nếu lượng hàng cần giao khoảng 1.000 tấn.
Theo dữ liệu của Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 20/3, giá cà phê đạt 94.300 đồng một kg, tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam, nêu nguyên nhân khiến giá nông sản này tăng vọt. Trước tiên, tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino gây khô hạn khắp các vùng trồng cà phê toàn cầu, khiến sản lượng sụt giảm. Riêng Việt Nam, sản lượng hụt 10% trong vụ mùa 2023-2024, do người trồng chuyển đổi canh tác khi giá lao dốc trước đây. Tồn kho trong doanh nghiệp thấp kỷ lục, nguồn cung ít đẩy giá tăng.
"Niên vụ 2022-2023, tồn kho vụ cũ chuyển qua vụ mới thấp nhất qua các năm. Nếu như các năm trước tồn kho thường khoảng 150.000 tấn, thì niên vụ vừa qua chỉ khoảng 50.000 tấn. Năm ngoái từ tháng 7, tháng 8 doanh nghiệp đã thiếu hàng xuất khẩu, họ phải đợi đến mùa vụ mới 2023-2024 để gom hàng" – ông Hải đánh giá
Bên cạnh đó, xung đột địa chính trị, căng thẳng khu vực Biển Đỏ khiến cước vận chuyển và nhiều chi phí tăng. Cuối cùng, nhiều nhà đầu tư tài chính chọn cà phê (sau dầu mỏ và vàng) để đầu cơ, khiến giá nông sản này đắt thêm.
Giá leo thang, cạnh tranh của cà phê trên thị trường giảm. Theo các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu đang chuyển hưởng sang mua từ Ấn Độ, Brazil vì hàng Việt sốt giá. Nhưng từ tháng 4, Brazil vào vụ, giá cà phê có thể quay đầu hạ.
Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho thấy hai tháng đầu năm, Việt Nam xuất 438.000 tấn cà phê, thu gần 1,4 tỷ USD. Mức này tăng gần 28% về lượng và 85% giá trị so với cùng kỳ 2023. Robusta và Arabica vẫn là hai loại cà phê có tăng trưởng bứt phá.
Với kim ngạch 1,4 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê đã vượt qua gạo và rau quả để lần đầu tiên vươn lên vị trí số 1 trong các nông sản xuất khẩu. Không những thế, cà phê còn vượt qua cả thủy sản (kim ngạch 1,2 tỷ USD) để chiếm vị trí thứ hai trong nhóm nông lâm ngư, chỉ đứng sau gỗ và sản phẩm gỗ…
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.