• Click để copy

Giá vàng hôm nay (14-4): Thế giới tăng mạnh, trong nước nhích nhẹ

Giá vàng hôm nay (14-4): Giá vàng thế giới tăng mạnh sau báo cáo lạm phát tháng 3. Cùng chiều, vàng trong nước nhích nhẹ.

Giá vàng trong nước hôm nay

Rạng sáng hôm nay, giá vàng trong nước tăng nhẹ. Hiện tại, giá kim loại quý trong nước đang được niêm yết cụ thể như sau:  

Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang là 66,5 triệu đồng/lượng mua vào và 67,12 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.

Giá vàng trong nước rạng sáng hôm nay nhích nhẹ. Ảnh: thanhnien.vn 

Giá vàng trong nước rạng sáng hôm nay nhích nhẹ. Ảnh: thanhnien.vn 

Giá vàng thương hiệu DOJI tại khu vực Hà Nội đang niêm yết ở mức 66,45 triệu đồng/lượng mua vào và 67 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào và bán ra cao hơn 50.000 đồng so với khu vực Hà Nội.    

Giá vàng Phú Quý SJC đang niêm yết mức 66,5 triệu đồng/lượng mua vào và 67,1 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng Vietinbank Gold đang thu mua mức 66,5 triệu đồng/lượng và bán ra mức 67,12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước cập nhật 5 giờ 30 sáng ngày 14-4 như sau:

Vàng

Giá mua vào

Giá bán ra

DOJI Hà Nội

66.450.000 VND/ lượng

67.000.000 VND/ lượng

DOJI TP Hồ Chí Minh

66.500.000 VND/ lượng

67.050.000 VND/ lượng

SJC TP Hồ Chí Minh

66.500.000 VND/ lượng

67.100.000 VND/ lượng

SJC Hà Nội

66.500.000 VND/ lượng

67.120.000 VND/ lượng

SJC Đà Nẵng

66.500.000 VND/ lượng

67.120.000 VND/ lượng

Phú Quý SJC

66.500.000 VND/ lượng

67.100.000 VND/ lượng

Vietinbank Gold

66.500.000 VND/ lượng

67.120.000 VND/ lượng

Giá vàng thế giới hôm nay

Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tiếp đà tăng mạnh với vàng giao ngay tăng 26,3 USD lên mức 2.040,3 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.054,9 USD/ounce, tăng 26,3 USD so với rạng sáng ngày trước đó.

Giá kim loại quý thế giới tăng chạm mốc cao nhất trong hơn 1 năm khi báo cáo chỉ số giá sản xuất trong tháng 3 được công bố cho thấy áp lực lạm phát đã giảm mạnh hơn dự báo. Cụ thể, theo Bộ Lao động Mỹ, PPI đã giảm 0,5% trong tháng 3. Mức giảm này mạnh hơn mức dự báo của các nhà kinh tế là 0,1%. Báo cáo cho biết lạm phát hằng năm tăng 2,7%, giảm từ mức 4,6% được báo cáo vào tháng 2. Các nhà kinh tế dự báo mức tăng 3 %.

Giám đốc Chiến lược đầu tư ETF Robert Minter của Abrdn mới đây cho biết có nhiều lý do để lạc quan về vàng. Ông dự báo, trong một thế giới đầy bất ổn và khi vị thế tiền tệ dự trữ của đồng USD bị giảm sút, kim loại quý này có nhiều khả năng tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Minter lưu ý rằng với đà tăng hiện tại của vàng, việc giá vàng đạt mức cao kỷ lục một lần nữa chỉ là vấn đề thời gian. Yếu tố tạo ra xu hướng tăng giá cho kim loại quý là kỳ vọng của thị trường rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chấm dứt lập trường chính sách tiền tệ mạnh mẽ trước nửa cuối năm nay.

Hiện tại, các thị trường dự báo Fed sẽ thực hiện một đợt tăng 25 điểm cơ bản cuối cùng vào tháng 5 và có thể sẽ cắt giảm lãi suất vào mùa hè. Minter lưu ý rằng những giai đoạn chuyển tiếp này trong lịch sử đã là môi trường thuận lợi cho vàng. Cụ thể, khi Fed tạm dừng vào năm 2000, vàng đã tăng 55%; khi họ tạm dừng vào năm 2006, vàng đã tăng 230%; khi Fed tạm dừng vào năm 2008, vàng đã tăng 70%. Ông cho rằng, Fed sẽ tạm dừng vì họ không muốn trở thành nguyên nhân khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Minter nói thêm rằng, khi Fed sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt, lạm phát có thể sẽ khó được kiểm soát. Điều đó có nghĩa là lãi suất thực sẽ vẫn ở mức thấp, tạo ra một môi trường hấp dẫn cho vàng.  

Ông lưu ý rằng thị trường sẽ cực kỳ biến động trong quá trình chuyển đổi chính sách tiền tệ này, nhưng vàng có thể đóng vai trò như một mỏ neo, mang lại sự ổn định nhất định cho các nhà đầu tư. Ông nói rằng ông kỳ vọng vàng sẽ tiếp tục vượt trội so với S&P 500 khi Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ đến khi suy thoái xảy ra và sau đó buộc phải cắt giảm lãi suất. Từ đầu năm đến nay, S&P 500 đã tăng 6%, giao dịch trên 4.000 điểm; trong khi đó, giá vàng tăng gần 9%, hiện giao dịch trên mức 2.030 USD/ounce.

Không chỉ được hỗ trợ trong môi trường bất ổn và lạm phát, Minter chỉ ra rằng nhu cầu của ngân hàng trung ương đối với vàng cũng thúc đẩy kim loại quý này. Năm ngoái, các ngân hàng trung ương đã mua mức kỷ lục 1.136 tấn. Từ đầu năm đến nay, đã có 125 tấn vàng được bổ sung, mức khởi đầu một năm mạnh nhất trong hơn một thập kỷ.   

 Vàng thế giới rạng sáng nay tiếp đà tăng. Ảnh: Kitco

 Vàng thế giới rạng sáng nay tiếp đà tăng. Ảnh: Kitco

Minter nói rằng nhu cầu của ngân hàng trung ương đang tạo ra giá trị vững chắc trên thị trường và ông không mong đợi xu hướng này sẽ sớm kết thúc. Ông giải thích rằng các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục mua vàng vì nó vẫn là một công cụ đa dạng hóa hấp dẫn so với đồng USD.

Lý do tiếp theo khiến Minter vẫn lạc quan về vàng là mặc dù Fed đã siết chặt lãi suất do khủng hoảng ngân hàng, nhưng một lần nữa họ lại bắt đầu giải phóng thanh khoản trên thị trường. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng ngân hàng mới nhất vào tháng trước, Fed đã mở rộng khoản tín dụng trị giá 323,3 tỷ USD thông qua ba cơ sở cho vay của mình, tăng từ mức chỉ dưới 5 tỷ USD vào đầu tháng 3. “Trong lịch sử, khi bảng cân đối kế toán của Fed tăng lên, vàng sẽ tăng”, ông nói.

Với giá vàng trong nước tăng nhẹ và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 2.040,3 USD/ounce (tương đương gần 58,1 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện khoảng 9 triệu đồng/ lượng.             

TRẦN HOÀI

Bài liên quan

Tin mới

Tăng thuế để giảm tiếp cận với rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường của người dân
Tăng thuế để giảm tiếp cận với rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường của người dân

Sáng 20-9, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Sự cần thiết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe”.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3

Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn
Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, quận, huyện xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai
Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai

Ngày 20-9, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai.

Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển
Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển

Theo trang web chính thức của Thủ tướng Australia, ngày 20-9, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản diễn ra ngày 21-9.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan
Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

Sáng 20-9, trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã sơ tán 112.000 người trong bối cảnh nhiều khu vực hứng chịu mưa lớn kỷ lục do ảnh hưởng của bão Pulasan.