• Click để copy

Giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện cho những tháng cuối năm

Để chủ động ứng phó những điều kiện xếp chồng bất lợi trong cung ứng điện có thể xảy ra trong những tháng cuối năm 2023, ngành Công Thương cũng như các Tập đoàn EVN, PVN, TKV... phải tiếp tục quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp về vận hành, tiết kiệm điện và đẩy nhanh tiến độ đưa các công trình nguồn, lưới truyền tải vào khai thác.

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, 7 tháng năm 2023, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 160,8 tỷ kWh, tăng trưởng 1,8% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 56,4% so với Kế hoạch năm 2023 được phê duyệt.

Thông tin cụ thể về tình hình cung ứng điện trong 7 tháng, Cục Điều tiết Điện lực cho biết, trong 3 tháng đầu năm, tình hình cung ứng điện được đảm bảo (phụ tải tăng trưởng âm, lưu lượng nước về các hồ thủy điện tăng cao). Bước sang tháng 4, tình hình vận hành hệ thống điện thay đổi nhanh chóng: phụ tải tăng cao; lưu lượng nước về các hồ giảm thấp; các nguồn nhiệt điện than bị sự cố nhiều, một số nhà máy điện than xảy ra tình trạng thiếu than, một số nguồn nhiệt điện than miền Nam ngừng dự phòng, dẫn đến, mực nước thượng lưu các hồ thủy điện, đặc biệt là các hồ thủy điện lớn miền Bắc bị sụt giảm. Nửa cuối tháng 5 và đầu tháng 6, hệ thống điện miền Bắc đã xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung và phải thực hiện tiết giảm phụ tải các địa phương khu vực miền Bắc để đảm bảo an ninh cung ứng điện.

Ngoài ra, hệ thống điện miền Nam cũng xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh tại một số giờ cao điểm, dẫn đến, các nguồn nhiệt điện chạy dầu có giá thành cao đã phải huy động để đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh.

Song, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và sự nỗ lực của EVN, cũng như các đơn vị có liên quan đến cung cấp điện, kể từ ngày 23/6/2023 cho đến thời điểm báo cáo, tình hình cung ứng điện về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu, không phải thực hiện tiết giảm điện.

Để đảm bảo cung ứng đủ điện trong những tháng cuối năm, ngành Công Thương cùng EVN, TKV, PVN tiếp tục quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp về vận hành, tiết kiệm điện và đẩy nhanh tiến độ đưa các công trình nguồn, lưới truyền tải vào khai thácĐể đảm bảo cung ứng đủ điện trong những tháng cuối năm, ngành Công Thương cùng EVN, TKV, PVN tiếp tục quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp về vận hành, tiết kiệm điện và đẩy nhanh tiến độ đưa các công trình nguồn, lưới truyền tải vào khai thác

Đặc biệt, trong tháng 7 vừa qua, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều đoàn công tác kiểm tra thực địa và ban hành nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo công tác cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện, khắc phục sự cố dài ngày cũng như sự cố ngắn ngày. Bằng sự nỗ lực và chung tay của các bên, tình hình khắc phục sự cố đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Đối với sự cố dài ngày: tổng công suất các tổ máy nhiệt điện bị sự cố dài ngày đã giảm từ 2.100 MW ngày 23/6/2023 xuống còn 1.270 MW ngày 01/8/2023. Dự kiến đến ngày 30/8, sẽ tiếp tục giảm xuống còn 370 MW;

Đối với sự cố ngắn ngày: từ ngày 23/6 cho đến 01/8 xảy ra 29 lần sự cố, giảm đáng kể so với thời gian trước. Các sự cố này đều được các đơn vị phát điện khẩn trương khắc phục, góp phần đảm bảo công suất khả dụng của hệ thống điện.

Về công tác đảm bảo cung ứng than cho phát điện, Cục Điều tiết Điện lực cho biết, từ ngày 23/6 đã không còn tình trạng suy giảm công suất do thiếu than, tồn kho than đã được đảm bảo theo định mức.

Đối với nguồn thủy điện, nhìn chung lưu lượng nước về các hồ thủy điện đã được cải thiện cùng với chiến lược duy trì giữ mực nước cao, kết quả đến hết ngày 31/7, các hồ chứa thủy điện, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện đa mục tiêu miền Bắc đều cao hơn so với thời điểm ngày 23/6, cụ thể như hồ Sơn La cao hơn 13m, hồ Bản Chát cao hơn 9m, hồ Lai Châu cao hơn 1m...

Đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn, lưới truyền tải vào khai thác

Theo tính toán cập nhật phương thức vận hành hệ thống điện tháng 8 năm 2023, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống trong các tháng còn lại (từ tháng 8 đến tháng 12/2023) ước đạt 121,8 tỷ kWh, tăng trưởng 9,9% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế cả năm 2023, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 282,6 tỷ kWh, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 99,4% so với Kế hoạch năm 2023 được duyệt.

Về cân đối điện năng, nhìn chung, với việc đảm bảo cung ứng than cho phát điện, sự cố các nhà máy nhiệt điện được khắc phục, mực nước hồ chứa thuỷ điện được cải thiện, có thể nhận định công tác cung ứng điện trong các tháng còn lại của năm 2023 về cơ bản sẽ được đảm bảo, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.

Tuy nhiên, để chủ động ứng phó những điều kiện xếp chồng bất lợi trong cung ứng điện có thể xảy ra trong thời gian những tháng cuối năm 2023 như nhu cầu phụ tải tăng cao, lưu lượng nước về hồ tiếp tục thấp... phải tiếp tục quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp về vận hành, tiết kiệm điện và đẩy nhanh tiến độ đưa các công trình nguồn, lưới truyền tải vào khai thác.

Trong các tháng còn lại của năm 2023, Bộ Công Thương tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo EVN, TKV, PVN và các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương liên quan đến công tác đảm bảo cung cấp điện năm 2023, cũng như công tác chuẩn bị, đảm bảo nhiên liệu (than, khí, dầu) cho sản xuất điện.

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ khắc phục sự cố và đưa vào vận hành các tổ máy nhiệt điện bị sự cố dài ngày, khẩn trương khắc phục sự cố ngắn ngày; tăng cường công tác duy tu bảo dưỡng các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo độ khả dụng để đáp ứng theo nhu cầu phát điện của hệ thống điện quốc gia, tăng cường theo dõi giám sát các thiết bị trong quá trình vận hành, chủ động xử lý khiếm khuyết để nâng cao độ tin cậy trong vận hành của các thiết bị.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn và lưới điện truyền tải dự kiến đưa vào vận hành trong năm

THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.