Giải pháp quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA
Việc tích cực đàm phán ký kết FTA trong thời gian qua đã giúp Việt Nam nâng tầm quan hệ kinh tế, thương mại với các nước, qua đó các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, chú ý nhiền hơn đến thị trường Việt Nam, mở ra triển vọng hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.
Đó là một trong những nhận định được đưa ra tại Hội thảo quốc gia để bàn về thực trạng và giải pháp quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA do Học viện Tài chính phối hợp với Viện Nghiên cứu hải quan (Tổng cục Hải quan) tổ chức ngày 11/12/2024.
Thông tin tại Hội thảo cho thấy: Tính đến tháng 11/2024, Việt Nam đã ký kết 19 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA) với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó có tất cả các nước phát triển, các nước thuộc nền kinh tế mới nổi và các nước trong khu vực, như: AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, CPTPP, UKVFTA, RCEP, EVFTA… Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đàm phán ký kết thành công các FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA và RCEP).
Những tác động trực tiếp từ việc thực thi các các FTA cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng trong các năm từ 2015 đến 2022. Năm 2023, với nhiều yếu tố khách quan từ điều kiện kinh tế thế giới và chính sách của các quốc gia nhập khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam không đạt được như kỳ vọng. Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 681 tỷ USD, giảm 6,9% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, duy trì mức tăng cao với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD. Trong đó, hầu hết thị trường xuất khẩu, nhập khẩu đến từ các nước tham gia FTA với Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN…
Khi thực thi các FTA, với các yêu cầu về chất lượng, công nghệ sản xuất hướng tới phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn và khó tính ở các đối tác trong FTA. Đồng thời, giúp cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận các nguồn hàng giá rẻ, công nghệ tiên tiến, các yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và nguyên phụ liệu… từ các quốc gia phát triển với chất lượng tốt. Trên cơ sở đó, cải thiện năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nâng cao cạnh tranh, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, tại Hội thảo đưa ra cảnh báo cùng với sự gia tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu còn là sự đa dạng hóa về các loại hình thương mại và các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong đó có sự bùng nổ của thương mại điện tử với hàng ngàn sàn thương mại điện tử đã làm khối lượng đơn hàng giá trị nhỏ xuất khẩu, nhập khẩu gia tăng gần đây. Điều này tạo ra áp lực và thách thức rất lớn đòi hỏi phải đổi mới toàn diện hoạt động quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cả về phương thức quản lý, công nghệ quản lý và con người thực thi nhiệm vụ quản lý thuế. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập và thực thi các cam kết FTA, công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đang đối mặt với những khó khăn lớn như: Giảm thuế quan, kiểm soát xuất xứ hàng hóa, thay đổi chính sách thuế và gian lận thuế.
Vấn đề đặt ra trong thời gian tới cần có giải pháp khắc phục sự suy giảm nguồn thu ngân sách do giảm thuế quan; giải pháp trong kiểm soát xuất xứ hàng hóa; giải pháp thích nghi với thay đổi chính sách thuế; phòng ngừa gian lận thuế và chuyển giá; ứng dụng công nghệ, như việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra xuất xứ hàng hoá...
Tin mới
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước
Nhiệm kỳ 2025 - 2030, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thực hiện những giải pháp có tính sáng tạo, đột phá nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước.
Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường số 6 cùng các cơ quan phối hợp đã tiến hành khám phương tiện vận tải BKS 15C-431.34, phát hiện gần 4.000 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng
Theo nhận định mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng thủy văn), từ nay đến cuối năm 2025, dự báo có khoảng 3 - 4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền; trên phạm vi cả nước tiếp tục xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá.
Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 16-7, một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.