• Click để copy

Giải quyết tình trạng thiếu giáo viên: "Đầu chưa xuôi, đuôi chưa lọt": Bài 2: Thiếu thốn, áp lực bào mòn nhiệt huyết

Nhận định về nguyên nhân của tình trạng thiếu giáo viên, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), là do quy mô học sinh tăng cùng với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu dạy hai buổi/ngày ở bậc tiểu học, cũng như có thêm các môn và nội dung học mới. Tuy nhiên, từ thực tiễn cơ sở cho thấy còn những nguyên nhân do hạn chế trong chính sách đãi ngộ, cơ chế tuyển dụng, thu hút và giữ chân giáo viên gắn bó với nghề.

Lương thấp, điều kiện công tác khó khăn

Để đến điểm trường Nặm Miòng của Trường Tiểu học xã Quảng Lâm (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) phải vượt gần 10km với một bên là vách núi cao, một bên là vực sâu khiến chúng tôi toát mồ hôi khi ngồi sau xe máy, tay ghì chặt vào hông người lái. 

Tiếp đó, chúng tôi còn phải dắt xe theo đường mòn gần 3km nữa mới đến nơi. Phụ trách điểm trường Nặm Miòng là cô giáo TTS đã có 28 năm gắn bó với mảnh đất này. Khi phóng viên đề nghị phỏng vấn và chụp ảnh, cô S rất ngần ngại rồi từ chối.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Cô giáo Lầu Thị Quả phải đưa con mới 6 tháng tuổi lên ở cùng mẹ tại điểm trường Nặm Miòng, Trường Tiểu học xã Quảng Lâm (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng).

Tìm hiểu hoàn cảnh của cô S được biết, gia đình cô ở cách điểm trường hơn 200km, bao năm qua cô phải giấu người thân về điều kiện sống và làm việc. Cô sợ nếu xuất hiện trên báo, gia đình biết được cô đang công tác, sinh sống ở nơi khó khăn, vất vả thì sẽ bắt cô nghỉ việc. Trong 28 năm công tác ở đây, cô S đã đón và tiễn hàng chục giáo viên cứ đến rồi đi, thậm chí có giáo viên lên được vài tháng là xin nghỉ bởi lương thấp, điều kiện sinh hoạt quá khó khăn. 

Cũng tại điểm trường này, cô giáo mầm non Lầu Thị Quả phải đưa con trai mới 6 tháng tuổi lên ở cùng mẹ. Trường không có chỗ ở cho giáo viên nên người dân đã giúp các cô dựng tạm lán, tường nhà chắp vá bằng nứa, bìa, gỗ để ở. Đứng lặng trước cảnh đó mà nước mắt chúng tôi tự nhiên cứ ứa ra. Vừa địu con sau lưng, vừa lấy củi để nấu ăn bữa tối, cô Quả tâm sự: “Một tuần hai mẹ con mới được ăn cơm với thịt một bữa là do các cô giáo khác về thăm nhà cuối tuần mang lên, còn lại chủ yếu là phải ăn đồ khô. Chồng tôi lên thăm con thấy điều kiện sinh hoạt khó khăn, bắt tôi bỏ việc, đưa con về nhưng tôi không đồng ý”.

Để sống được với công việc mình đam mê, yêu thích, nhiều cô giáo phải làm thêm “nghề tay trái” để nuôi “nghề tay phải”. Là giáo viên dạy môn Ngữ văn của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Cô Ba (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) nhưng cô Tô Thị Dịu còn phải đảm nhiệm cả môn Địa lý và bán hàng online để có thêm thu nhập. Cô Dịu chia sẻ: “Bán hàng online là phụ nhưng đó lại là thu nhập chính của tôi”. Cũng giống như cô Dịu, mặc dù đã là cán bộ quản lý nhưng cô giáo Lành Thị Xuân, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Châu Sơn (huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) vẫn tranh thủ thời gian rỗi để bán thêm bảo hiểm nhân thọ.

Không chỉ chật vật với cuộc sống hằng ngày, các thầy, cô giáo còn phải đối mặt với nhiều nỗi lo khác, như thành tích của trường, của lớp. Một nguyên nhân khác cũng gây áp lực lớn đối với các thầy, cô giáo hiện nay đến từ phía phụ huynh học sinh, mạng xã hội... Cô Vi Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Châu Sơn chia sẻ: “Thực tế hiện nay, mỗi khi học sinh xảy ra vụ việc gì, dù chưa được kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, mức độ vi phạm thì dường như lỗi lại đổ hết lên đầu giáo viên và nhà trường”.

Bất cập vì chính sách chưa nhất quán

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đội ngũ nhà giáo. Các văn bản có nội dung điều chỉnh khá rộng, từ chế độ đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá đến những nội dung cụ thể, đặc thù. Tuy nhiên, các quy định này được ban hành tại nhiều văn bản khác nhau lại có sự thiếu đồng bộ, thống nhất, thậm chí chồng chéo, gây khó khăn cho việc tra cứu, áp dụng trong thực tiễn.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Tiết học Ngữ văn của cô Tô Thị Dịu tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Cô Ba (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng).

Đơn cử như: Luật Giáo dục 2019 quy định từ ngày 1-7-2020, giáo viên tiểu học và THCS phải có trình độ đào tạo đại học trở lên. Vì vậy, dù thiếu giáo viên nhưng nhiều thầy, cô giáo đang giảng dạy chỉ có bằng cao đẳng nên không đủ điều kiện đứng lớp. Như hiện nay, tỉnh Yên Bái có khoảng 200 cử nhân cao đẳng sư phạm, vì vướng quy định trên nên không thể tuyển dụng được.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nông Minh Nhường, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Theo tôi, việc đưa chính sách đi vào cuộc sống cũng cần có lộ trình. Hiện nay, huyện Bình Gia có nhiều giáo viên trình độ cao đẳng nên không được đứng lớp, trong khi có giáo viên phải dạy quá 70% số tiết”. Đồng tình với ý kiến trên, đồng chí Hoàng Lan Hương, Trưởng phòng Công chức, viên chức (Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn) cho rằng: “Chính sách nào cũng phải có “độ trễ” thời gian để điều chỉnh. Chẳng hạn như cho thời hạn 2-3 năm để giáo viên khắc phục, đi học bổ sung, trong thời gian đó họ vẫn được đứng lớp. Nếu thực hiện như hiện nay thì sẽ khiến tình trạng thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng”.

Hay như chế độ tăng cường dạy Tiếng Việt, lớp ghép tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8-9-2020 của Chính phủ quy định giáo viên dạy tại điểm trường lẻ mới được hỗ trợ, còn giáo viên dạy ở điểm trường chính không được hỗ trợ. Tuy nhiên thực tế, điểm trường chính thường có rất đông con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học, mà mô hình lớp ghép chủ yếu áp dụng với các đối tượng học sinh này.

Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Thiện Hòa (huyện Bình Gia), một ngày trực của thầy Lý Văn Thơ, Hiệu trưởng nhà trường bắt đầu từ 6 giờ sáng hôm trước và kết thúc vào 6 giờ sáng hôm sau. Trong ngày trực, thầy phải chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho hơn 100 em học sinh ở bán trú tại trường. Tuy nhiên, phụ cấp trực cho các thầy, cô giáo chỉ khoảng 50.000 đồng/ngày. Thầy Lý Văn Thơ ngậm ngùi: “Những ngày trực, nửa đêm thầy cô phải đi tìm học sinh trốn đi soi ếch, bắt ốc là chuyện bình thường. Là trường bán trú nhưng học sinh ăn ngủ tại trường giống như trường nội trú, trong khi giáo viên, nhân viên lại chỉ được hưởng theo phụ cấp trường bán trú”.

Bên cạnh đó, một số quy định trong tuyển dụng chưa phù hợp với thực tiễn; vấn đề phân cấp trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức ngành giáo dục cũng tạo ra nhiều bất cập, tiêu cực. Việc điều động, luân chuyển công tác của viên chức giữa các trường còn gặp nhiều khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc cho biết: “Tình trạng thiếu giáo viên đã khiến việc triển khai các chế độ, chính sách cũng không được thực hiện đúng. Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20-6-2006 của Chính phủ quy định giáo viên công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian được luân chuyển là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Tuy nhiên, huyện Bảo Lạc buộc phải giữ giáo viên ở lâu hơn so với quy định, vì nếu không giữ thì nhiều nơi có học sinh mà không có giáo viên. Bên cạnh đó, lương giáo viên hợp đồng sau khi trừ bảo hiểm chỉ còn hơn 3 triệu đồng/tháng như hiện nay thì khó có thể giữ chân thầy, cô giáo gắn bó với nghề”.

(còn nữa)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.