• Click để copy

Giữ tiếng thoi đưa bên dòng Nậm Ngam

Giữa nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở nhiều địa phương đang dần mai một. Tuy nhiên, dưới nếp nhà của đồng bào dân tộc Lào ở tỉnh Điện Biên, những đôi tay khéo léo của các mẹ, các chị vẫn say mê gìn giữ, trao truyền nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ sau.

Để tìm hiểu về sự độc đáo trong nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Lào, chúng tôi tìm đến xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, là nơi có 5 dân tộc: Thái, Lào, Kinh, Mông và Khơ Mú cùng sinh sống. Trong 12 thôn, bản của xã Núa Ngam, người Lào định cư tập trung ở bản Na Sang 1 và Na Sang 2, bên dòng Nậm Ngam trong xanh, uốn lượn. Ở mỗi cụm dân cư, những ngôi nhà sàn nằm san sát, dưới gầm sàn hoặc chân cầu thang là các khung cửi dệt vải thổ cẩm truyền thống.

Vừa nói về ý nghĩa vừa luôn tay hướng dẫn cách làm nên những loại hoa văn độc đáo cho cháu gái, bà Lường Thị Un, 63 tuổi, ở bản Na Sang 1 cho biết, người dân nơi đây lớn lên trong tiếng thoi đưa kẽo kẹt bên khung cửi. Người Lào lấy nghề dệt làm thước đo đánh giá về người phụ nữ, nên nhiều thế hệ phụ nữ dân tộc Lào đều giỏi nghề dệt. Cũng bởi thế mà ngay từ khi lên 10 tuổi, bà Un đã được mẹ dạy nghề dệt. Cầm trên tay tấm vải thổ cẩm mà cô cháu vừa hoàn thành, bà Un giảng giải thêm rằng, mỗi loại hoa văn là một câu chuyện thể hiện quan niệm sống, nhân sinh quan, thế giới quan của dân tộc Lào, là nét tinh hoa văn hóa dân gian đã được chọn lọc, gìn giữ và truyền lại qua nhiều đời. Ngoài chức năng làm đẹp, các họa tiết như con công, voi, chim, hình tam giác, chùa tháp, chữ vạn... còn mang ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.

<a title=
 Bà Lường Thị Un hướng dẫn cháu gái dệt họa tiết thổ cẩm.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Lào có từ rất lâu đời, được lưu truyền theo phương thức mẹ truyền nghề cho con gái. Để có được tấm vải hoàn hảo, đòi hỏi người dệt phải trải qua rất nhiều công đoạn hoàn toàn thủ công, từ trồng bông, tách hạt bông, bật bông, se sợi, quay sợi, đến nhuộm màu bằng chàm, vỏ, lá cây rừng... rồi sau đó mới đến công đoạn dệt. Khác với nhiều dân tộc vẽ hoa văn từ sáp ong hay thêu thùa, các họa tiết trên vải thổ cẩm của người Lào được dệt trực tiếp trong quá trình hình thành tấm vải. Một người mới học cho đến khi biết dệt cơ bản phải mất ít nhất 3 tháng, còn muốn dệt thành thục thì cần khoảng một năm. Vải thổ cẩm của đồng bào Lào tạo nên nhiều sản phẩm, như: Trang phục, vỏ đệm, vỏ gối, vỏ chăn, túi đeo, khăn... có tính thẩm mỹ, chất lượng tốt.

Hiện nay, trong quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế thị trường, nghề dệt thổ cẩm của người Lào cũng đứng trước thách thức không nhỏ do thị trường có nhiều sản phẩm thổ cẩm may công nghiệp với mẫu mã bắt mắt, đa dạng chất liệu và giá thành rẻ hơn đáng kể. Tuy nhiên, những người phụ nữ Lào vẫn đều tay đưa những con thoi dệt nên thước vải với hoa văn độc đáo. Họ coi nghề dệt là tình yêu, niềm tự hào dân tộc và cũng ý thức được trách nhiệm phải truyền dạy cho con cháu. Thật đáng mừng khi lớp trẻ hôm nay cũng ý thức được điều đó. Em Hoàng Yến Vy, cháu gái bà Un, bộc bạch: “Trang phục của dân tộc Lào rất đẹp. Người Lào thì phải mặc trang phục do đồng bào dân tộc mình dệt. Vì thế, chúng em đang cố gắng tiếp nối nghề dệt truyền thống này”.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Cao Đăng Nghị, Chủ tịch UBND xã Núa Ngam cho biết: “Hiện nay, vải thổ cẩm của dân tộc Lào ở Núa Ngam đã được biết đến qua các phương tiện truyền thông, các cuộc triển lãm, trưng bày, hội chợ, lễ hội ở trong và ngoài tỉnh. Dẫu vậy, sản phẩm mới chủ yếu được bày bán phục vụ khách du lịch ở các cửa hàng quà tặng, lưu niệm trong tỉnh và Hà Nội. Chúng tôi đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nghề dệt thổ cẩm của người Lào thành sản phẩm OCOP để dần hình thành thương hiệu rộng khắp, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm”.

Có thể nói, duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Điện Biên nói chung và ở xã Núa Ngam nói riêng không chỉ là sự nỗ lực của các nghệ nhân mà còn cần sự chung tay, vào cuộc của các cấp, ngành địa phương... Qua đó góp phần bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa của nghề, đồng thời tạo thu nhập cho bà con, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Bài và ảnh: HIẾU TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).