• Click để copy

Góc nhìn nghị trường: Cần công khai, minh bạch tài chính công đoàn

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tiếp tục quy định cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Về vấn đề này, ý kiến của Ủy ban Xã hội của Quốc hội và ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ ủng hộ về việc tiếp tục duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2%. Tuy nhiên, có đại biểu quan tâm tới cách thức phân bổ nhằm bảo đảm kinh phí công đoàn minh bạch, công khai, phục vụ tốt nhất người lao động.

Nguồn thu kinh phí công đoàn rất quan trọng nhằm bảo đảm tài chính để duy trì, tổ chức hoạt động của công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ chăm lo phúc lợi xã hội cho người lao động. Đặc biệt thúc đẩy doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm hơn với người lao động thông qua tổ chức công đoàn. Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đồng tình quy định mức thu kinh phí công đoàn 2%. Việc quy định này hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành cũng như thực tế về vai trò của tổ chức công đoàn hiện nay đối với người lao động và xã hội. Song đại biểu đề nghị cần bổ sung quy định để công khai, minh bạch, bảo đảm kinh phí 2% phục vụ tốt nhất cho người lao động.

Góc nhìn nghị trường: Cần công khai, minh bạch tài chính công đoàn
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày báo cáo tóm tắt Tờ trình về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Ảnh: Chinhphu.vn

Đề cập đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (đoàn Thanh Hóa) nêu quan điểm, bản thân 2% là một sắc thuế, chứ không phải đơn thuần. Vì vậy, Bộ trưởng tán thành ý kiến của Ủy ban Xã hội của Quốc hội là cần phải báo cáo xem việc sử dụng nguồn kinh phí công đoàn thời gian qua như thế nào, mặt được và chưa được ra sao?

Thời gian qua nguồn kinh phí công đoàn thực hiện hai mục tiêu lớn là chăm lo đời sống của người lao động và chi cho tổ chức, bộ máy hoạt động của tổ chức công đoàn. Thế nhưng vẫn có tình trạng doanh nghiệp chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tài chính công đoàn. Điển hình là không trích nộp kinh phí công đoàn, trích nộp kinh phí không đúng quy định; chỉ nộp phần kinh phí trích nộp về công đoàn cấp trên, phần giữ lại cho công đoàn cơ sở hoạt động không trích nộp, hoặc trích nộp nhưng giữ lại sử dụng vào mục đích khác mà không chuyển cho công đoàn cơ sở hoạt động. Điều này dẫn tới công đoàn cơ sở không có hoặc có rất ít kinh phí hoạt động, nhất là hoạt động thăm hỏi, trợ cấp đoàn viên công đoàn dịp lễ, tết, khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn.

Trước thực trạng trên, đông đảo người lao động kỳ vọng Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) khắc phục được tình trạng trên. So với quy định hiện hành, dự thảo luật đã bổ sung việc cơ quan kiểm tra của công đoàn có thể yêu cầu kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính của công đoàn và bổ sung quy định “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, dự thảo luật cần quy định rõ hơn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn đến chủ thể nào? Chủ thể kiểm toán là kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập hay kiểm toán nội bộ?

NAM TRỰC

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.