• Click để copy

Góc nhìn nghị trường: Chính sách tiền lương đúng đắn sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển

Một trong những vấn đề được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm tại nghị trường Quốc hội những ngày qua là việc bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức. Đây chính là giải pháp cốt lõi để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám ra khỏi khu vực công.

Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình) băn khoăn về tình trạng cán bộ, công chức nhà nước xin rời khu vực công để sang khu vực tư, làm dấy lên lo ngại chảy máu chất xám khu vực công.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, dù ở khu vực công hay tư, người lao động đều quan tâm đến thu nhập, đời sống, việc làm ổn định. Theo đó, lương của người lao động phải đủ sống, không chỉ lo cho bản thân mà còn là gia đình họ.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Trước đó, phát biểu thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) cho rằng, một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại. Tới đây, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì Chính phủ sẽ trình Quốc hội phương án cải cách tổng thể tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21-5-2018, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nhấn mạnh trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đến nay, nước ta đã trải qua 4 lần cải cách tiền lương, song mức lương của cán bộ, công chức tại thời điểm hiện nay còn khá thấp. 

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, hiện nay một sinh viên mới ra trường có mức thu nhập khoảng 3,48 triệu đồng/tháng; còn mức lương trung bình của một công chức là trên dưới 10 triệu đồng/tháng.Trong khi đó, nếu quy đổi ra tiền Việt Nam thì một công chức của Thái Lan thu nhập 56,7 triệu đồng/tháng; Malaysia là 29 triệu đồng/tháng và Campuchia là 17 triệu đồng/tháng. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh, tới đây, nếu cải cách tiền lương, mức tăng là bao nhiêu còn chờ Quốc hội quyết định, nhưng rất cần thay đổi căn bản thực chất, chứ không chỉ về hình thức. Làm sao để tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của cán bộ, công chức, viên chức và chính sách tiền lương phải bảo đảm hội nhập quốc tế. 

Hiện nay, nước ta đang nỗ lực cải cách chính sách tiền lương với nhiều chính sách mới theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW; trong đó sẽ áp dụng trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. Cán bộ, công chức, viên chức mong chờ việc cải cách chính sách tiền lương lần này cần thực sự coi trả lương là một hình thức đầu tư cho con người, đầu tư cho tương lai.

Đây cũng là giải pháp quan trọng khắc phục tình trạng cán bộ, công chức có năng lực nhưng nhận được lương thấp, phải chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư. Đất nước ta không thiếu người tài, người tâm huyết muốn cống hiến cho đất nước, nhưng cần một chính sách tiền lương đủ mạnh để tạo động lực, niềm tin cho người lao động.

NAM TRỰC

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.