Góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi liên quan đến quy định đất lấn biển
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn, sẽ có nhiều nội dung đóng góp của khu vực miền Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến quản lý đất đai; quy định đất lấn biển... Đặc biệt, góp ý gắn với điều kiện tự nhiên, lịch sử phát triển của miền Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Hôm nay, ngày 14/03, tại TP. Cần Thơ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi với sự tham gia của các bộ, ngành Trung ương và 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ảnh báo tienphong.vn.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, hội nghị này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì vấn đề với miền Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là làm sao giải phóng được nguồn lực đất đai, đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế, xã hội.
Quá trình quản lý đất đai ở khu vực miền Đông Nam Bộ và khu vực ĐBSCL có nhiều điểm khác biệt so với các vùng miền khác trên cả nước. Vì vậy làm sao đưa ra được dự án Luật đảm bảo yếu tố lịch sử, điều kiện tự nhiên, văn hoá cho các vùng, miền.
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đề nghị trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, nên đặt quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch nền để các quy hoạch khác thực hiện theo, tránh sự chồng chéo bất cập, khó thực hiện. Đồng thời, đề xuất bỏ khoản 3 và khoản 4 tại Điều 65 Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện để tránh sự chồng chéo.
Về kế hoạch sử dụng đất, TP. Cần Thơ đề nghị sửa lại thời gian thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là 30 tháng (2,5 năm) trong Dự thảo Luật cho phù hợp với thực tiễn. Bởi vì kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có thời hạn là 01 năm là rất khó thực hiện, gây nhiều phiền phức, tốn kém thời gian, kinh phí của người dân, của các tổ chức và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đề xuất xây dựng một điều riêng trong luật về lấn biển. Theo đó, tại khoản 3, Điều 183 dự thảo Luật Đất đai có quy định việc sử dụng đất có mặt nước ven biển để thực hiện dự án lấn biển. Tuy nhiên, trong thực tế, nhất là ở khu vực ĐBSCL, việc lấn biển có ảnh hưởng đến phạm vi của 03 khu vực: đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển, khu vực biển.
Góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi liên quan đến quy định đất lấn biển. Ảnh minh họa internet.
Do đó, cần nghiên cứu luật hóa (xây dựng 1 điều riêng về lấn biển) thực hiện dự án lấn biển theo hướng không phân biệt sử dụng các loại đất theo ranh giới hiện trạng (đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển, khu vực biển) mà thực hiện thủ tục đất đai theo loại đất đã hình thành sau khi lấn biển theo quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời quy định rõ phương pháp định giá đất đối với dự án lấn biển là phương pháp thặng dư (có xem xét đến chi phí san lắp lấn biển, bờ kè… của nhà đầu tư).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, theo Luật Đất đai hiện hành quy định đối với khu kinh tế, UBND tỉnh giao đất cho Ban quản lý khu kinh tế để thực hiện việc giao lại đất/cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trong khu kinh tế. Dự thảo Luật sửa đổi bỏ thẩm quyền giao lại đất/cho thuê đất của Ban Quản lý khu kinh tế mà tất cả đều do UBND các cấp quyết định; đồng thời có quy định xử lý chuyển tiếp đối với đất khu kinh tế tại Khoản 14 Điều 234 của dự thảo Luật.
Theo ông Nhàn, nội dung dự thảo trên là phù hợp, tuy nhiên đối với một số đặc thù của địa phương như Khu kinh tế Phú Quốc hiện nay đã có Ban Quản lý khu kinh tế đang hoạt động hiệu quả tại chỗ, nếu bỏ thẩm quyền nêu trên sẽ gây rất nhiều khó khăn trong giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp do khoảng cách địa lý đến trung tâm hành chính tỉnh xa, khó di chuyển. Do đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị giữ lại đất khu kinh tế cho một số trường hợp đặc thù như: Khu kinh tế Phú Quốc, Khu kinh tế cửa khẩu...
Đại diện UBND tỉnh Trà Vinh đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét bổ sung vào Chương III quy định Tôn giáo đang sử dụng đất nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận, những ý kiến góp ý của chuyên gia, cán bộ, nhân dân rất quan trọng, là cơ sở thực tiễn, cơ sở khoa học để xem xét bổ sung hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Lê Xuân (t/h)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.