Hà Nội: Đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực đồng bào dân tộc thiểu số
Ngày 24-8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã có buổi làm việc với lãnh đạo thành phố, về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2021-2030.
Tham dự hội nghị có Phó chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, lãnh đạo các sở, ngành và một số địa phương.
Theo thống kê năm 2019, trên địa bàn Thành phố có gần 108.000 người dân tộc thiểu số thuộc 50/53 dân tộc thiểu số sinh sống đan xen cùng người Kinh ở tất cả hầu hết 30/30 quận, huyện, thị xã (chiếm 1,3% dân số toàn thành phố); đồng bào các dân tộc thiểu số sống quần cư thành thôn ở 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức, dân số trên 55.000 người.
![]() |
Quang cảnh hội nghị. |
Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đảm bảo, đầy đủ kịp thời. Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của Thủ đô giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 (2021-2025) được triển khai thực hiện đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng dân tộc thiểu số Thủ đô.
Trong giai đoạn 2021-2025, thành phố đã ưu tiên dành nguồn lực lớn với hơn 2.144 tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Đến nay, đã bố trí hơn 1.172 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đến năm 2025 của Quốc hội (19/35 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu). Nổi bật, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt trên 97%, học sinh trung học cơ sở trên 95%...
Phát biểu kết luận, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, công tác dân tộc là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, luôn được Thành ủy đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Ghi nhận nỗ lực, quyết tâm và sự cố gắng của UBND thành phố các sở, ban, ngành, UBND các địa phương, song Phó bí thư Thường trực Thành ủy cũng chỉ rõ những hạn chế cần sớm khắc phục. Đó là việc mặc dù những năm qua, thành phố đã quan tâm dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ các huyện, tuy nhiên với điều kiện đặc thù xuất phát điểm thấp, xa trung tâm, hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ, thu ngân sách còn thấp, việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; nâng cao thu nhập bình quân đầu người của các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, nhất là Ba Vì cũng còn khó khăn.
Theo Phó bí thư Thường trực Thành ủy, mặc dù còn nhiều khó khăn, song đến nay, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành các yêu cầu trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các địa phương, đơn vị tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với việc tăng cường tuyên truyền về các mục tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo các nghị quyết của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030.
Phó bí thư Thường trực Thành ủy cho biết, thành phố sẽ ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối với 35 dự án mới của các huyện đề xuất, thành phố sẽ nghiên cứu đề xuất HĐND thành phố điều chỉnh, bổ sung, cập nhật vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và đầu tư giai đoạn 2025-2030.
Phó bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến giao Ban Dân tộc thành phố báo cáo đầy đủ các kiến nghị để UBND thành phố đề xuất với Trung ương, qua đó sớm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra tại chương trình.
THẾ TRUYỀN
Tin mới
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và nhiệm vụ phát triển thị trường cho các tỉnh sau sáp nhập
Trước diễn biến tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và yêu cầu điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, đẩy nhanh thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng theo Chỉ thị 08.
Quảng Ninh: Phát hiện kho hàng hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành qua phần mềm Trung Quốc
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.
Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long
Ngày 9-7, đại diện Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long, đơn vị tổ chức bắn pháo hoa ở phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị sẽ dừng việc tổ chức bắn pháo hoa ở mặt bến cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, không thu phí phụ thu xem pháo hoa ở các điểm kinh doanh dịch vụ lân cận và du khách tham quan vịnh Hạ Long vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy hằng tuần.
Giá vàng chiều nay (9-7): Lao dốc
Giá vàng chiều nay (9-7) "lao dốc" cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn.
6 tháng đầu năm 2025: 7 nhóm mặt hàng xuất khẩu hơn 8 tỷ USD
6 tháng đầu năm 2025, có 7 mặt hàng xuất khẩu hơn 8 tỷ USD, chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 47,688 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 26,895 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 26,882 tỷ USD; hàng dệt, may đạt 18,669 tỷ USD.
Mức lương của công chức Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã sau sáp nhập là bao nhiêu?
Sau sáp nhập, công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) cấp xã phải thực hiện những nhiệm vụ gì? Mức lương của công chức Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã sau sáp nhập là bao nhiêu?