• Click để copy

Hà Nội xây trường học ở “điểm nóng”

Thiếu trường lớp học ở Hà Nội diễn ra nhiều năm nay và ngày càng nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, một số “điểm nóng” thiếu trường công tại Hà Nội đã bắt đầu triển khai xây thêm trường lớp học, nhằm giảm áp lực trường lớp như những năm qua.

Áp lực trường lớp

Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2022 - 2023, Hà Nội có 2.835 trường, hơn 70.000 lớp học với hơn 2,2 triệu học sinh các cấp mầm non, phổ thông. Trong năm 2022, Hà Nội đã xây dựng thêm 51 phòng học mới, với kinh phí hơn 2.800 tỉ đồng; cải tạo, sửa chữa 605 trường học với kinh phí hơn 5.000 tỉ đồng.

Do phân bố dân cư không đồng đều, thường khu vực nội thành có sức cạnh tranh và điểm chuẩn vào các trường trung học phổ thông cao nên áp lực vào các trường cũng lớn hơn. Đơn cử, tại khu vực 1 (quận Ba Đình và Tây Hồ), chỉ tiêu năm 2022 và 2023 của nhiều trường giữ nguyên. Khu vực 2 (quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng), chỉ tiêu cũng tăng lên ở 2 trường là Việt Đức (tăng 45 học sinh) và Trần Phú-Hoàn Kiếm (tăng 45 học sinh), còn lại đều giữ ổn định.

Hà Nội xây trường học ở “điểm nóng”
Học sinh Hà Nội cần một không gian học tập đáp ứng yêu cầu phát triển.  

Trong khi đó, tại quận Hoàng Mai - địa phương có dân số đông nhất Thủ đô, năm học 2022-2023, quận có 89 trường (48 mầm non, 23 tiểu học, 18 THCS) với 2.048 lớp học (tăng 79 lớp so với năm ngoái). Tổng số học sinh của quận hiện hơn 98.500 em, trong đó khoảng 79.600 học sinh học công lập (tăng gần 3.800 so với năm ngoái).

Đặc biệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai trở thành “siêu phường” trong nhiều năm nay với dân số hiện tại hơn 80.000, hàng năm có khoảng 1.500 - 1.800 trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, phường chỉ có 1 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 2 trường THCS, do vậy các trường luôn trong tình trạng quá tải. Để đảm bảo đúng quy định về số học sinh/lớp theo quy định, ngành giáo dục quận Hoàng Mai hiện còn thiếu 36 trường (22 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 1 trường THCS).

Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai, sau 20 năm hình thành đã có tới 30 tòa chung cư nhưng đến giờ cũng chưa có một trường công lập nào. Tại nhiều khu đô thị lớn của Hà Nội hiện nay, trường công lập không có nhưng lại mọc lên nhiều trường dân lập. Việc này giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước nhưng lại dồn gánh nặng chi trả lên người dân.

Tình trạng thiếu trường lớp học ở Hà Nội gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi học tập của trẻ em. Học sinh không được học tập trong môi trường giáo dục đầy đủ, chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Cùng với đó, là gánh nặng lo lắng, tốn thêm chi phí cho việc học thêm của con ở các gia đình.

Ông Nguyễn Minh Tâm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàng Mai cho biết, hiện nay, quận đang triển khai thực hiện 99 dự án, bao gồm 24 dự án xây dựng trường học, trong đó, có 16 dự án chuyển tiếp với tổng mức đầu tư là 2.008 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các quận Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm… là địa bàn có sức “nóng” về số lượng học sinh, là những địa bàn tập trung nhiều khu dân cư mới, có “sức ép” lớn về dân số đông lên trường học.

Hà Nội ưu tiên xây trường học

Với đặc thù của Thủ đô, đất chật lại tập trung đông dân cư tại những quận nội thành, nhiều ý kiến đề nghị cần có cơ chế “đặc thù” để sử dụng quỹ đất xây trường lớp, tăng thêm chỗ học cho các cấp học. Nếu không sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” được đưa ra lần đầu tiên trong Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Mỗi năm, Hà Nội lại có thêm khoảng 40.000 - 50.000 học sinh, đồng nghĩa cần thêm ít nhất 20 trường công lập. Thành phố đã nhìn thấy trách nhiệm phải đảm bảo đủ trường học công lập. Theo Nghị quyết 02/NQ-HĐND Hà Nội 2022 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của HĐND Thành phố, Hà Nội dự kiến xây dựng mới 139 trường.

Đáng chú ý, quận Hoàng Mai được cho là điểm "nóng" thiếu trường công tại Hà Nội, sắp tới sẽ chi hơn 1.000 tỷ đồng để xây mới 4 trường học công lập trên địa bàn quận. Quận cũng thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 ngân sách quận Hoàng Mai được HĐND quận quyết nghị tại Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 27-6-2023 bao gồm 165 dự án, tổng mức vốn hơn 7.449 tỉ đồng.

Ông Trần Thanh Long, quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm cho hay, quận Nam Từ Liêm sẽ có thêm 3 trường trung học phổ thông. Kế hoạch đã được Hội đồng Nhân dân duyệt danh mục và dự kiến sử dụng một phần ngân sách Thành phố Hà Nội.

Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông, hiện có 5 dự án trường trung học phổ thông đã được HĐND quận Hà Đông phê duyệt chủ trương đầu tư. Trong khi đó, quận Hai Bà Trưng đã có 2 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, gồm: Cải tạo, mở rộng Trường THPT Thăng Long và cải tạo, sửa chữa Trường THPT Đoàn Kết-Hai Bà Trưng. Hiện Ban quản lý Dự án quận đang thực hiện công tác chuẩn bị dự án.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường cũng như các quận, huyện bàn phương án thu hồi các dự án treo để dành quỹ đất xây dựng các trường công lập. “Số trường học của thành phố sẽ tăng dần theo từng năm, mỗi năm sẽ tăng từ 30-35 trường học mới đủ chỗ cho các cháu học tập trong giai đoạn hiện nay”, ông Cương cho hay.

Cũng theo ông Cương, lãnh đạo TP Hà Nội rất quyết liệt trong chỉ đạo xây dựng thêm các trường học để đáp ứng nhu cầu của học sinh. Ngoài ra, theo phân cấp, số trường công lập ở Hà Nội chiếm khoảng 79% (hơn 2.200 trường), trường dân lập chiếm 21% (gần 600 trường). 

Tình trạng thiếu trường lớp học ở Hà Nội là một vấn đề bức xúc, cần được giải quyết sớm để đảm bảo quyền lợi học tập của trẻ em.

Bài và ảnh: AN NHIÊN

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.