Hải Phòng bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Bạch Đằng Giang
Bạch Đằng Giang (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) là khu di tích (KDT) gắn liền với những chiến công hào hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của KDT Bạch Đằng Giang được địa phương quan tâm thực hiện để nơi đây trở thành điểm đến ý nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống, khơi dậy khát vọng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”
Sông Bạch Đằng chảy giữa huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) và thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh). Theo các tư liệu lịch sử ghi chép, phía hữu ngạn sông Bạch Đằng thuộc huyện Thủy Nguyên là nơi đóng đại bản doanh của các vị chủ soái và là địa bàn diễn ra các trận đánh của quân dân ta chống giặc ngoại xâm. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam gắn liền với 3 trận thủy chiến ở các giai đoạn lịch sử khác nhau: Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, Vua Lê Đại Hành phá tan quân Tống, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân Mông Nguyên.
![]() |
Hoạt động lễ hội được tổ chức trong Khu di tích Bạch Đằng Giang. Ảnh: VŨ DŨNG |
Những dấu tích về 3 trận quyết chiến chiến lược đó đến nay vẫn còn được lưu giữ trên địa bàn TP Hải Phòng, đặc biệt là ở khu vực huyện Thủy Nguyên. Trong tâm thức nhân dân, Bạch Đằng là dòng sông huyền thoại, linh thiêng, là mạch nguồn sức mạnh kỳ diệu của dân tộc. Chính vì thế, trong KDT có dựng trụ đá cao 5m, phía trước khắc dòng chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu” (nghĩa là: Khí thiêng sông núi đọng lại ở chốn Bạch Đằng). Đây là lời cảm thán của danh sĩ Phạm Sư Mạnh thời Trần về địa danh lịch sử này. Chính hồn thiêng sông núi tích tụ để làm nên những chiến công oanh liệt sử xanh, vang danh trên dòng sông Bạch Đằng oai hùng lịch sử.
Ông Lê Văn Thạnh, Phó ban Quản lý KDT Bạch Đằng Giang giới thiệu: “Ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, đền thờ và tôn tượng của Vua Ngô Quyền, Vua Lê Đại Hành và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được dựng tại KDT để du khách thập phương đến chiêm bái, kính lễ. Đặc biệt, tượng của tam vị anh hùng được tạc với thần thái sống động, uy nghiêm, thể hiện tinh thần bất khuất, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự chủ dân tộc”.
Tượng 3 vị anh hùng dân tộc đứng trên bệ đá hướng ra biển khơi có những bãi cọc mô phỏng chiến thắng trên sông Bạch Đằng như gợi lại những chiến lệ oai hùng trên vùng sóng nước linh thiêng. 3 chiến thắng lẫy lừng đã làm nên danh tiếng Bạch Đằng, trở thành biểu tượng của tinh thần vệ quốc vĩ đại, chói ngời suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Phát huy giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo
Bạch Đằng Giang là KDT rộng hơn 20ha nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh được Nhà nước công nhận di tích lịch sử vào năm 1962. Tại đây có ngôi miếu cổ thờ các vong linh tử sĩ chiến đấu trên sông Bạch Đằng. Để bảo tồn các giá trị lịch sử, KDT Bạch Đằng Giang được quy hoạch tổng thể và xây dựng từ năm 2008 đến 2018 với các công trình: Đền thờ Đức vua Ngô Quyền, đền thờ Đức vua Lê Đại Hành, đền thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, chùa Trúc Lâm, đền Mẫu, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, quảng trường Chiến thắng.
Với những giá trị lịch sử nổi bật, KDT Bạch Đằng Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia tại Quyết định số 3229/QĐ-BVHTTDL ngày 4-11-2020. Ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết: “KDT Bạch Đằng Giang được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia là minh chứng cho những nỗ lực của TP Hải Phòng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa. TP Hải Phòng cùng các chuyên gia, cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, từng bước bổ sung giá trị hướng tới trình đề nghị UNESCO công nhận quần thể di tích chiến thắng trên sông Bạch Đằng là Di sản văn hóa thế giới”. Để thực hiện mục tiêu đó, TP Hải Phòng tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu, thư tịch cổ về 3 lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng, các thần tích, thần sắc về Đức vương Ngô Quyền, Vua Lê Đại Hành, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn để phục vụ trưng bày, giới thiệu, lập hồ sơ về KDT.
Cùng với phát huy các giá trị lịch sử, công tác quản lý, duy trì hoạt động tại KDT được coi trọng với nhiều nét đổi mới. KDT Bạch Đằng Giang trở thành điểm sáng về công tác quản lý với tiêu chí “3 không”: Không phí dịch vụ, không hàng quán và không rác thải. Du khách đến tham quan được trải nghiệm không gian thanh tịnh với lời thuyết minh tự động để hiểu sâu sắc hơn về truyền thống lịch sử của dân tộc gắn liền với địa danh sông Bạch Đằng. Hằng năm, KDT thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, dâng hương tưởng niệm, sinh hoạt, học tập truyền thống,
Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hải Phòng cho biết: “KDT Bạch Đằng Giang là "địa chỉ đỏ" có giá trị giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc. Địa phương đang tích cực làm tốt công bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, độc đáo của KDT, qua đó giới thiệu về một Hải Phòng với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa đến du khách trong nước và bạn bè quốc tế”.
ĐĂNG KHOA
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.