Hai tháng đầu năm, hơn 50.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường
Chỉ trong 02 tháng đầu năm, 51.400 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, mỗi tháng có 25.700 doanh nghiệp rút lui, cao gấp 2,5 lần năm đỉnh dịch 2021, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Năm 2021, trung bình mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường do dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Đến năm 2022, dịch bệnh dần được kiểm soát, nhưng mỗi tháng vẫn có khoảng 11.900 doanh nghiệp đóng cửa.
Bước sang năm 2023, chỉ trong 02 tháng đầu năm, 51.400 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, mỗi tháng có 25.700 doanh nghiệp rút lui, cao gấp 2,5 lần năm đỉnh dịch 2021. Con số này cũng gấp hơn 2 lần trung bình năm 2022 vừa qua.
Hai tháng đầu năm, lượng doanh nghiệp rút lui tiếp tục cao hơn thành lập mới.
Về số doanh nghiệp thành lập mới, từ đầu năm đến nay có 37.900 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Số đăng ký thành lập mới là 19.700 doanh nghiệp, số quay lại hoạt động là 18.200 doanh nghiệp. Kết quả này giảm cả về số lượng, vốn đăng ký và lao động so với cùng kỳ năm trước.
Về vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong hai tháng đầu năm 2023 đạt 8,4 tỷ đồng, giảm 38,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tháng 02/2023, IIP tăng 5,1% so với tháng trước, nhưng nhiều ngành chủ lực vẫn gặp khó.
Tính chung hai tháng đầu năm 2023, IIP ước giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 5,6%) do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động khó lường, lạm phát các nước mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, đơn hàng giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp hai tháng đầu năm 2023 của một số ngành trọng điểm cấp II giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất thiết bị điện giảm 50,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 13,6%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 13%; sản xuất kim loại giảm 12,2%; sản xuất trang phục giảm 11,7%; dệt giảm 11%; sản xuất phương tiện vận tải khác và sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác cùng giảm 8,6%; sản xuất xe có động cơ giảm 6%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 5,3%.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhận định, những ngày cuối năm 2022, tháng đầu năm 2023 tiếp tục là giai đoạn khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục có khả năng bị thu hẹp do áp lực về dòng tiền ngắn hạn, lãi vay và thị trường xuất khẩu…
Khó khăn về vốn, dòng tiền và thanh khoản đang là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để duy trì sản xuất kinh doanh; khó khăn trong duy trì các kênh huy động vốn trung và dài hạn để mở rộng đầu tư, phục hồi doanh nghiệp. Trong khi đó, đơn hàng, doanh thu, doanh số bị sụt giảm mạnh, các kênh huy động vốn của doanh nghiệp hầu như đang bị “tắc”, từ trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu cho đến tín dụng ngân hàng.
Doanh nghiệp gặp khó về vốn, nhưng gói hỗ trợ lãi suất 2% đến nay chỉ cho vay được 0,2% nguồn lực, Bộ Kế hoạch và Đầu đề nghị Ngân hàng Nhà nước có phương án xử lý.
Minh An (T/h)
Tin mới
Quân sự thế giới hôm nay (10-11): Soi hệ thống tên lửa AD-40 mới của Iran
Quân sự thế giới hôm nay (10-11-2024) có những nội dung sau: Máy bay do thám hiện đại mới của Mỹ có gì đặc biệt? Iran có hệ thống tên lửa AD-40 mới; MBDA và Fly-R tung UAV cảm tử tiên tiến.
Tổ chức kỳ thi riêng của các trường đại học cần được kiểm soát tốt chất lượng
Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo phương án mới. Không ít thí sinh lo lắng sẽ có nhiều thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nên chủ động học theo hướng tiếp cận các kỳ thi riêng. Các trường đại học cũng bắt kịp xu hướng và lên phương án đổi mới các kỳ thi riêng để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kỳ thi riêng cần được giám sát để bảo đảm chất lượng tuyển sinh năm 2025.
Viết tiếp hy vọng cho bệnh nhân ung thư tại TP Hồ Chí Minh
Ung thư không chỉ là cuộc chiến với bệnh tật mà còn là hành trình đi tìm hy vọng giữa bao khó khăn và thử thách. Tại Việt Nam nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nói riêng, những nỗ lực không ngừng từ các cơ sở y tế, cộng đồng và các tổ chức từ thiện đang thắp lên niềm tin sống mãnh liệt cho hàng nghìn bệnh nhân.
Đưa hai dự án Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 vào hoạt động trong 6 tháng tới
Đây là thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 9-11 tại Hà Nội.
Không ngừng nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân ung thư tại các tỉnh phía Nam
Ung thư vốn được biết đến là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Tuy không gây truyền nhiễm, nhưng ung thư lại có tỉ lệ tử vong cao, phổ biến trong các bệnh lý thường gặp và là “đối thủ nặng ký" của ngành y. Trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư, TP Hồ Chí Minh đã và đang "gặt hái" được nhiều tiến bộ để nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
10 tháng, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5%
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,5% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 14,2%...