• Click để copy

Hàn Quốc trong cuộc đua phát triển tên lửa

Hãng tin Yonhap dẫn nguồn tin của Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho biết, ngày 12-12, nước này sẽ bắt đầu triển khai dự án trị giá 190 tỷ won (146 triệu USD) để tự phát triển tên lửa dẫn đường không đối đất tầm xa vào năm 2028.

Theo DAPA, đây sẽ là loại tên lửa phóng trên không đầu tiên do Hàn Quốc phát triển trong nước. Tên lửa này sẽ được trang bị cho máy bay KF-21 cũng do Hàn Quốc chế tạo trong nước. Nếu chế tạo được, loại tên lửa này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống răn đe 3 trục của Hàn Quốc, bao gồm phòng không, tấn công phủ đầu trong giai đoạn khủng hoảng và một kế hoạch nhằm vào lãnh đạo đối phương trong một cuộc xung đột.  

Vấn đề phát triển tên lửa dẫn đường phóng từ trên không trước đây chưa được đề cập ở Hàn Quốc do thiếu công nghệ như công nghệ lắp đặt an toàn tên lửa trên máy bay và tách tên lửa khi sử dụng. Tuy nhiên, theo DAPA, kết quả nghiên cứu giai đoạn 2019-2021 đã khẳng định tính khả thi của dự án phát triển tên lửa này.

Hàn Quốc trong cuộc đua phát triển tên lửa

 

Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên.Ảnh: CNN.

Cơ quan Phát triển quốc phòng Hàn Quốc sẽ phụ trách dự án trên, cùng với các công ty trong nước như LIG Nex1 và Hanwha Aerospace sẽ tham gia sản xuất nguyên mẫu đầu tiên của loại tên lửa này.

Có thể thấy, Hàn Quốc đặc biệt chú trọng phát triển ngành công nghiệp quốc phòng với các dự án nghiên cứu, chế tạo những trang thiết bị quân sự hiện đại. Không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, Hàn Quốc còn đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí. Giá trị xuất khẩu quốc phòng của Hàn Quốc đứng thứ 8 trên toàn thế giới trong giai đoạn 2017-2021, tăng 177% trong 5 năm qua, theo dữ liệu do Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) thu thập.

Theo Al Jazeera, Hàn Quốc đang cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong đường hướng và chính sách quốc phòng của nước này. Điểm nổi bật có thể thấy là quốc gia Đông Bắc Á đang giảm sự phụ thuộc vào chiếc ô an ninh của đồng minh Washington và tăng cường năng lực tự ứng phó trước những mối đe dọa an ninh.

Đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này đang tự xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không Hàn Quốc (KAMD) để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên. Phó phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Hong-sik trong buổi họp báo thường kỳ ngày 1-12 cũng tái khẳng định Seoul không có ý định tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Washington.

Trước đó, Hàn Quốc đã hạ thủy tàu ngầm tự chế tạo trang bị tên lửa đạn đạo, phóng thử thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Hàn Quốc cho rằng gia tăng đều đặn kho vũ khí chiến lược có thể giúp nước này nâng cao khả năng phòng thủ, duy trì tư thế sẵn sàng đáp trả nếu bị tấn công.

Kể từ đầu năm đến nay, Triều Tiên đã thực hiện nhiều vụ phóng với số lượng kỷ lục tên lửa các loại. Tuần trước, Triều Tiên đã bắn hàng chục quả đạn pháo ra các "vùng đệm" trên biển phía Đông nhằm phản đối cuộc tập trận quân sự giữa Hàn Quốc và Mỹ gần biên giới. Việc Hàn Quốc tham gia vào cuộc đua phát triển tên lửa trên bán đảo Triều Tiên có khả năng sẽ khiến tình hình tại khu vực "điểm nóng" này diễn biến phức tạp hơn.

BẢO CHÂU

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.