• Click để copy

Hậu cần nghề cá ở đảo xa bờ: Tiếp sức ngư dân vươn khơi

Sự đầu tư của Nhà nước vào hệ thống hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá tại các đảo xa bờ đã giúp hàng chục nghìn tàu cá, hàng vạn ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển mỗi ngày. Từ đây, hoạt động kinh tế biển nước ta ngày càng sôi động, đem lại nguồn thu nhập tốt cho người dân, thúc đẩy ngư dân tiếp tục vươn khơi phát triển kinh tế, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển.

Nước ta hiện có hơn 26.000 tàu cá khai thác xa bờ tại các ngư trường như: Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa, khu vực thềm lục địa phía Nam... Để hỗ trợ cho hoạt động khai thác của bà con ngư dân, tại các đảo xa bờ, Nhà nước ta đã đầu tư hệ thống cảng cá, âu tàu để cung cấp dầu, nước ngọt, nhu yếu phẩm và dịch vụ mua, bán hải sản cho ngư dân.

Huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã được đầu tư xây dựng 4 âu tàu: Song Tử Tây, Đá Tây, Trường Sa, Sinh Tồn cùng các trung tâm dịch vụ hậu cần-kỹ thuật nghề cá. Những năm gần đây, các đơn vị tại thị trấn Trường Sa đã đón hàng trăm lượt tàu với hàng nghìn lượt lao động vào tránh trú trong âu tàu của các đảo, hơn 440 thuyền viên bị tai nạn lao động trên biển đã được cấp cứu kịp thời. Ông Nguyễn Đức Toàn, ngư dân đánh bắt tại ngư trường Trường Sa cho biết: “Các âu tàu được xây dựng đồng bộ, cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề biển, dịch vụ hậu cần-kỹ thuật giúp ngư dân an tâm bám biển dài ngày, giảm đáng kể chi phí trong mỗi chuyến đi biển. Tàu mình bị chết máy, cách đảo bao nhiêu hải lý cũng chỉ cần điện báo vào đất liền. Sau đó, đất liền thông tin ra đảo để tàu của đảo chạy ra kéo vào khắc phục”.

Hậu cần nghề cá ở đảo xa bờ: Tiếp sức ngư dân vươn khơi
Trung tâm Dịch vụ Hậu cần-Kỹ thuật đảo Trường Sa tặng cờ Tổ quốc, nhu yếu phẩm cho ngư dân. 

Tàu cá PY 96377TS vào neo đậu tại âu tàu Trường Sa trong tình trạng máy chính bị hỏng hóc, thiếu nước ngọt sinh hoạt. Ngay khi cập bến, tàu đã được các cán bộ, chiến sĩ tại Trung tâm Dịch vụ Hậu cần-Kỹ thuật đảo Trường Sa (Hải đoàn 129, Quân chủng Hải quân) tiến hành hỗ trợ sửa máy thành công và cấp nước ngọt miễn phí. Ông Trần Văn Nam ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, thành viên trên tàu PY 96377TS chia sẻ: “Trước đây chưa có các trung tâm dịch vụ hậu cần-kỹ thuật thì cực lắm. Hỏng hóc nhỏ là chúng tôi phải tự sửa chữa, nặng hơn thì phải gọi cứu nạn, thậm chí có nguy cơ bị chìm”.

Theo anh Trần Minh Tuấn, cán bộ Trung tâm Dịch vụ Hậu cần-Kỹ thuật đảo Trường Sa, các sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị đang thực hiện cung ứng cho ngư dân gồm: Cung ứng nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm bằng giá niêm yết của Nhà nước tại đất liền; cấp nước ngọt miễn phí; sản xuất và cung ứng nước đá; miễn phí các dịch vụ cầu cảng, neo đậu; bố trí chỗ ăn, nghỉ cho ngư dân vào tránh trú bão; hỗ trợ, chăm sóc, cấp phát thuốc miễn phí; thu mua và vận chuyển sản phẩm hải sản khai thác và nuôi trồng về đất liền cho ngư dân theo giá thỏa thuận; ngư dân vào đảo được hưởng các dịch vụ văn hóa, tinh thần do đơn vị tổ chức... Điều này giúp bà con giảm chi phí và nâng cao thu nhập cho mỗi chuyến đi biển.

Đồng chí Nguyễn Công Diễn, Phó chủ tịch UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ, TP Hải Phòng cho biết, trên đảo hiện có 2 âu tàu với sức chứa hơn 1.000 phương tiện, bảo đảm cho tàu trọng tải hơn 1.000 tấn ra vào thuận lợi. Những năm qua, các tàu cá khai thác ở ngư trường vịnh Bắc Bộ thường xuyên ra, vào đảo để mua nhu yếu phẩm, nhiên liệu và bán một số loại hải sản. Hoạt động này giúp người dân trên đảo có thêm nguồn thu nhập, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Chính quyền huyện đảo xác định rõ hậu cần nghề cá là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của địa phương; các cơ sở bảo đảm đầy đủ ngư lưới cụ, nhu yếu phẩm và đủ năng lực sửa chữa tàu, thuyền đáp ứng được nhu cầu của bà con. Ngư dân Nguyễn Văn Tuấn, chủ tàu cá ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Dịch vụ hậu cần-kỹ thuật nghề cá ở đảo Bạch Long Vĩ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của ngư dân. Khi đánh bắt ở ngư trường vịnh Bắc Bộ, chúng tôi thường vào đây bán mực rồi mua dầu, mua nước đá, nhu yếu phẩm. Nhờ thế, mỗi chuyến ra khơi của chúng tôi được kéo dài hơn, mang lại hiệu quả kinh tế hơn”.

 Bài và ảnh: TUẤN PHONG

Bài liên quan

Tin mới

Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 bắt giữ sà lan vận chuyển trái phép hơn 100 tấn phân đạm URE
Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 bắt giữ sà lan vận chuyển trái phép hơn 100 tấn phân đạm URE

Tiếp tục đẩy mạnh Đợt thi đua cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 22-2, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện thủy nội địa (sà lan) đang vận chuyển trái phép khoảng hơn 100 tấn phân đạm URE trên vùng biển Tây Nam.

Thực hiện đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên với tinh thần thần tốc như mạch 3
Thực hiện đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên với tinh thần thần tốc như mạch 3

Dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu trong tháng 2-2025, chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải triển khai khởi công dự án.

Không khí lạnh tăng cường đến Bắc Bộ từ sáng 23-2
Không khí lạnh tăng cường đến Bắc Bộ từ sáng 23-2

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, gần sáng 23-2, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5, có nơi giật cấp 6.

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ thông tin “người nhà tố bệnh viện tắc trách làm sản phụ mất con”
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ thông tin “người nhà tố bệnh viện tắc trách làm sản phụ mất con”

Ngày 22-2, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bệnh viện Phụ sản Trung ương về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với sản phụ Q.A.

Người dân TP Hồ Chí Minh "tự bảo vệ" trước dịch cúm mùa
Người dân TP Hồ Chí Minh "tự bảo vệ" trước dịch cúm mùa

Tuy TP Hồ Chí Minh đã vào mùa khô mang khí hậu nóng ẩm đặc trưng, thế nhưng, những cơn mưa trái mùa và những cơn gió lạnh vào các buổi sáng sớm hay tối muộn tại thành phố cũng khiến người dân dè chừng vì đây là những lúc dễ dàng mắc căn bệnh cúm mùa. Để phòng ngừa bệnh, người dân thành phố đã chủ động đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm ngừa cúm mùa.

Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng
Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng

Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty dược phẩm Substipharm Biologics (Thụy Sĩ) để sớm đưa vaccine tay chân miệng về Việt Nam.