Hiểu thêm một phần của lịch sử văn hóa dân tộc
Trước đây, từng có nhiều tài liệu và cuốn sách viết về ả đào (hay ca trù) dưới góc nhìn lịch sử, văn học hay khảo cứu tư liệu Hán Nôm. Ở cuốn sách “Ả đào-một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật”, tác giả-nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền lại chọn một cách tiếp cận khác, đó là đi sâu vào những khía cạnh lịch sử, không gian văn hóa và hệ âm luật của chính loại hình nghệ thuật cổ truyền này.
Cuốn sách vừa được Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra mắt bạn đọc và phát hành rộng rãi. Đây là công trình được nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền dành gần 10 năm để điền dã, nghiên cứu và thực hiện, từ lời trăn trở của Nghệ nhân dân gian Nguyễn Phú Đẹ-kép đàn bậc nhất của vùng châu thổ sông Hồng-rằng đào kép trẻ theo ca trù hiện nay phần lớn đều “đàn hát không có phách, không đúng khuôn khổ”. Có nghĩa, giới trẻ kế thừa đã và đang đàn hát sai hoàn toàn so với chuẩn mực của ca trù trong cổ truyền. Vậy thế nào là chuẩn mực cổ điển của ca trù? Liệu có cách nào giải quyết vấn đề này?... “Hàng loạt câu hỏi cứ âm ỉ trong đầu tôi, nếu không ai làm, không ai giải mã thì loại hình di sản “thính phòng” đã được UNESCO ghi danh này có lẽ sẽ dần biến mất chứ không chỉ dừng lại ở cảnh báo: Cần được bảo vệ khẩn cấp”, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền bày tỏ.
![]() |
Nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan (bên trái) nhận xét cuốn sách có những phát hiện mới, quan trọng về lịch sử, nghệ thuật ả đào. |
Cuốn sách “Ả đào-một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” dày 600 trang, bên cạnh những phát hiện có tính bước ngoặt về ca trù, tác giả còn kể những câu chuyện thú vị và cảm động suốt tiến trình phát triển, mai một của thể loại âm nhạc cổ xưa nhất của người Việt.
Qua 7 phần nội dung cuốn sách, bạn đọc từng bước đi vào thế giới đầy tính nghệ thuật, đậm tinh thần văn hóa Việt Nam của hát ả đào. Phần 1 "Không gian văn hóa-chức năng xã hội và những hình thức biểu hiện của nghệ thuật ả đào" đem đến cái nhìn toàn diện hơn về thể loại nhạc hơn nghìn năm tuổi này (có từ thời Lý). Phần 2 "Khổ phách-khổ đàn" làm sáng tỏ những khuôn thước trong bài bản bấy lâu nay vẫn được xem như bí truyền của giới nghề. Phần 3 "Cung điệu nhạc ả đào", với phương pháp tiếp cận mới, hệ thống cung điệu nhạc ả đào đã được định nghĩa theo cách nhìn khoa học âm nhạc, từ đó xác định có bao nhiêu loại cung điệu trong thể loại, cấu tạo các cung điệu ứng với hệ thống bài bản ả đào như thế nào.
Phần 4 "Hình thức-cấu trúc bài bản", qua phần này, đào kép thế hệ mới hoàn toàn có thể tiếp cận, nhận diện bài bản một cách dễ dàng và khoa học, cũng như hiểu thêm về vai trò, chức năng của chúng trong nhạc ả đào. Phần 5 "Nghệ thuật trống chầu", căn cứ vào lời giảng của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, kết hợp với tài liệu dạy trống chầu ấn hành từ đầu thế kỷ 20 cùng các căn cứ trong tư liệu vang, đã tổng kết toàn diện và từng phần chi tiết nguyên tắc chơi trống chầu của quan viên ả đào. Phần 6 "Nhà hát cô đầu-góc nhìn lịch sử văn hóa" đưa ra một cách nhìn khác về nhà hát cô đầu, một cách nhìn nhân văn hơn với thế hệ những nghệ sĩ ả đào-họ đã trở thành một phần của lịch sử văn hóa dân tộc. Phần 7 là phụ lục ảnh tư liệu đào kép thế kỷ 20.
“Hy vọng các đào kép thế hệ mới sẽ nhận diện được khuôn vàng thước ngọc của cha ông, hiệu chỉnh lại lời ca, lá phách, tiếng đàn của mình về với đúng chuẩn mực ả đào cổ điển thông qua cuốn sách của tác giả. Và như thế, di sản vô giá nghìn năm tuổi mới được bảo tồn nguyên vẹn, đúng nghĩa”, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan cho hay.
Bài và ảnh: CHÂU XUYÊN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.