• Click để copy

Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mới

TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Bên cạnh 4 ngành công nghiệp chủ lực, thời gian qua, thành phố đã chủ động phát triển các ngành công nghiệp mới gồm điện tử bán dẫn, công nghệ sinh học, dược, robotic tự động hóa và các ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) công nghệ cao...

Dù mới phát triển được 5 năm trở lại đây, các ngành công nghiệp mới đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư FDI, xuất khẩu sản phẩm đến nhiều thị trường trên thế giới. Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của TP Hồ Chí Minh năm 2023 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở mức cao, tỷ trọng công nghiệp đạt 18% trong GRDP.

Theo đồng chí Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, CNHT công nghệ cao, công nghiệp mới được xem là mũi nhọn của ngành công nghiệp, thể hiện năng lực, tầm vóc nền công nghiệp của mỗi quốc gia đặt trong sự cạnh tranh quốc tế. TP Hồ Chí Minh hiện đang đi đúng hướng và đã bước đầu có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Các đơn hàng liên quan đến sản xuất công nghiệp mới trong lĩnh vực y tế, trí tuệ nhân tạo, robot ngày càng tăng. Nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã đến TP Hồ Chí Minh để xúc tiến hợp tác, đặt hàng...

<a title=
Ảnh minh họa / Vietnam+ 

Tại Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, cuối năm 2023 đã đưa vào hoạt động nhà máy cơ khí chính xác, năng lực sản xuất khoảng 560 tấn sản phẩm/năm do Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh làm chủ đầu tư. Đây là nhà máy công nghiệp hỗ trợ đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ sintering để sản xuất các sản phẩm CNHT, chi tiết máy chính xác. Công nghệ này có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu, giá thành thấp; thân thiện với môi trường, tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu rất cao (khoảng 95%) so với phương pháp gia công cắt gọt kim loại truyền thống (khoảng 45%).

Mục tiêu của TP Hồ Chí Minh đến năm 2030 trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại. Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đạt khoảng 18-20%, trong đó, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 92%, tỷ trọng giá trị công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 25%; phát triển sản phẩm CNHT tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; chuyển dần sang tự túc sản xuất được nguyên liệu, tự thiết kế, sản xuất. Tầm nhìn đến năm 2050, TP Hồ Chí Minh trở thành thành phố có nền công nghiệp phát triển hiện đại ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á, châu Á.

Theo các chuyên gia kinh tế, để đạt mục tiêu phát triển công nghiệp mới công nghệ cao, đòi hỏi thành phố cần có các chính sách, cơ chế hỗ trợ, ưu tiên mang tính đột phá. Những ngành công nghiệp mới luôn yêu cầu các tiêu chuẩn cao, có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế.

TP Hồ Chí Minh đã xây dựng được hạ tầng công nghiệp mới, hình thành các khu công nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp mới, công nghiệp xanh... nhưng sức cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế. Cần tiếp tục tái cơ cấu, chuyển đổi công nghệ tự động, quy trình sản xuất thông minh; có những chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, đổi mới sáng tạo, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách thu hút nguồn nhân lực cao trong nước và quốc tế...  

BẢO MINH

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.