Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chiều 14-11, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4V năm 2024: “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; GS, VS Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; PGS, TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; TS Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và GS, TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đồng chủ trì hội nghị.
Các đồng chí đồng chủ trì hội nghị. |
Các đại biểu tham dự hội nghị. |
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về những vấn đề cốt lõi trong lĩnh vực khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo; làm rõ những bất cập, rào cản trong các quy định hiện hành cũng như tập trung trao đổi về các cơ chế, chính sách thử nghiệm, đặc thù, vượt trội trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trong đó có quan tâm đến tính rủi ro, độ trễ và nhiều vấn đề khác liên quan.
Tham luận tại hội nghị, PGS, TS Nguyễn Đức Minh, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nêu bật một số bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành không chỉ cản trở sự phát triển của KHCN mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các bất cập này nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực lâu dài, làm suy giảm động lực sáng tạo và tăng trưởng bền vững. PGS, TS Nguyễn Đức Minh nhấn mạnh: "Việc xây dựng một khung pháp lý phù hợp và toàn diện là yếu tố thiết yếu để thúc đẩy KHCN, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh mới".
Hay GS, TS Chu Hoàng Hà, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đề cập đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ và phát triển thị trường khoa học và công nghệ. GS, TS Chu Hoàng Hà cho biết, tại Việt Nam, hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, tài sản trí tuệ và phát triển thị trường KHCN còn gặp nhiều thách thức về mặt cơ chế, chính sách và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ và phát triển thị trường KHCN.
Phát biểu tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khẳng định: Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế luôn được Đảng và Nhà nước xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong ba đột phá chiến lược, tạo cơ sở pháp lý, môi trường an toàn, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, triển khai thi hành Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
Quang cảnh hội nghị. |
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Thông qua các ý kiến tham luận, trao đổi tại hội nghị, để hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, Bộ KH&CN sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tích cực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung xây dựng, hoàn thiện dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh đổi mới cơ chế, chính sách trong triển khai, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ; tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, giải pháp mang tính đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia cũng như hoàn thiện các cơ chế tài chính, chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo...
Tin, ảnh: THỦY TIÊN
Tin mới
Bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc cung cấp năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; cụ thể là cần phải xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống và cung cấp điện như thế nào để sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng với điều kiện an toàn, ổn định.
Bình Dương: Tài xế có nồng độ cồn rất cao gây tai nạn liên hoàn, 1 người tử vong
Ngày 15-11, Công an thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đang điều tra vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến một xe ô tô gây ra va chạm liên hoàn khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương và nhiều phương tiện hư hỏng.
Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Sai một ly, “đi”... mảnh đất
Chị N.M.A ở xã Yên Lư, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vừa có đơn trình báo cơ quan công an, đề nghị giải quyết việc chị bị chị L.N.A, trú tại phường Trung Phụng, quận Đống Đa (Hà Nội) “cho vay nặng lãi và có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Cộng hòa Séc
Nhận lời mời của Thủ tướng Petr Fiala, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 13 đến 16-11.
Chủ tịch nước hội kiến Quốc vương Brunei, Thị trưởng thành phố Lima, tiếp Liên minh doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC
Ngày 14-11, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah. Chủ tịch nước Lương Cường trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Quốc vương Brunei.