• Click để copy

Những giải pháp căn cơ nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, Mỹ phẩm và Thực ph

Rút ra từ Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng. Thực trạng và giải pháp” do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa ngày 28/9/2023 – Những giải pháp căn cơ nâng cao hiệu quả Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng.

Với sự tham dự của hơn 40 đơn vị là Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố, cơ quan, tổ chức hiệp hội và các doanh nghiệp, 20 ý kiến phát biểu tham luận, sau một ngày làm việc, Hội thảo đã kết thúc thành công, giải quyết được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

Có rất nhiều nội dung được các đại biểu nêu lên, thảo luận rất tâm huyết, trách nhiệm, cụ thể và thấu đáo, đặc biệt những vấn đề nóng, nổi cộm, bức xúc.

Ý kiến của các Cơ quan chuyên môn đã giúp các đại biểu hình dung được bức tranh tổng thể về quản lý nhà nước đối với nhóm mặt hàng này.

 Chẳng hạn, đồng chí Phó Cục trưởng Cục quản lý Dược Bộ Y tế Tạ Mạnh Hùng, cho biết: Thuốc được là loại hàng hóa đặc biệt, phục vụ cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng. Bộ Y tế đã ban hành các quy định để kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất,nhập khẩu, phân phối đến tận tay người sử dụng bao gồm việc tiền kiểm đối với sản xuất/nhập khẩu, bảo quản và hậu kiểm trong quá trình phân phối. Theo quy định, kinh doanh thuốc là ngành nghề kinh doanh có điều kiên. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Tất cả các cơ sở sản xuất thuốc (kể cả trong nước và nước ngoài) muốn hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Ngành Dược là ngành tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn hóa và hội nhập quốc tế cao. Các hoạt động từ sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối, bán buôn, bán lẻ phải đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt” ( GPs). Trước khi cấp phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Dược các cơ sở sản xuất kinh doanh phải được kiểm tra, đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GPs.

Đối với các cơ sở nước ngoài, muốn cung cấp thuốc lưu hành tại thị trường Việt Nam, cơ sở sản xuất phải đạt tiêu chuẩn GMP-WHO tương đương hoặc cao hơn. Trong trường hợp nghi ngờ về điều kiện sản xuất hoặc chất lượng thuốc, Cục Quản lý Dược sẽ tiến hành đánh giá kiểm tra cơ sở sản xuất trước hoặc sau khi cấp số đăng ký lưu hành.

Đối với thuốc: Các thuốc (bao gồm cả thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu) trước khi được phép đưa ra lưu hành trên thị trường Việt Nam đều phải được thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc hoặc hồ sơ nhập khẩu. Hồ sơ đăng ký thuốc được thẩm định đầy đủ trên các mặt nguyên liệu, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, độ ổn định và dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả của thuốc. Các sản phẩm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, tá dược, bao bì đến thành phẩm thuốc phải đạt tiêu chuẩn ghi trong dược điển Việt Nam, các Dược điển quốc tế được công nhận (Dược điển Mỹ, Anh, Nhật,...). Các cơ sở sản xuất phải sản xuất thuốc theo đúng hồ sơ đã đăng ký và chỉ được xuất xưởng các thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng theo đúng hồ sơ đã đăng ký.

 Đối với cơ sở sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam: Theo quy định tại Luật Đầu tư, sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề sản xuất có điều kiện. Cơ quan, tổ chức sản xuất mỹ phẩm phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm mỹ phẩm phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam. Việc công bố này do các doanh nghiệp thực hiện và phải được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi lưu hành tại Việt Nam, cụ thể:

 Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược - Bộ Y tế.

 Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.

Đối với mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị.

Việc đưa mỹ phẩm từ Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh vào các khu chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh hoặc đưa vào thị trường nội địa để kinh doanh; đưa mỹ phẩm từ Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị vào thị trường nội địa để kinh doanh phải thực hiện công.

Đồng chí Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nêu ra những vấn đề về thực trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt nam hiện nay, và những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước đối với mặt hàng này, đặc biệt là việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính mà Bộ Y tế đã làm trong thời gian qua đã góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng là thực phẩm chức năng.

Đa số các ý kiến đến từ các địa phương đều nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Đó là cái khó về chính sách quản lý nhà nước còn nhiều kẽ hở để đối tượng lợi dụng, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh để răn đe, thiếu nguồn lực cán bộ nên nhiều địa bàn còn bỏ trống, năng lực của lực lượng thực thi pháp luật trong công tác này còn chưa theo kịp với sự thay đổi mau lẹ về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng khi chúng lợi dụng ưu thế của phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0. Đặc biệt trên không gian mạng, khi thương mại điện tử trở nên phổ biến và xu thế thống lĩnh thị trường, với dịch vụ giao hàng trực tiếp và thanh toán online, tiện lợi cho cả người bán và người mua. Các nền tảng mạng xã hội phát triển ồ ạt, đặc biệt với những Ứng dụng/ Website mang tên miền quốc tế không thông báo, hoặc ẩn danh thì hầu như thoát khỏi sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi vậy hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa không thể kiểm soát triệt để. Lợi dụng điều đó, các đối tượng đã đưa thông tin không chính xác, thổi phồng công dụng của nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đánh vào tâm lý tin dùng hàng ngoại nhập, thu hút đông đảo người tiêu dùng, đẩy nhu cầu sử dụng ngày càng lớn trên thị trường. Bên cạnh đó bản thân các sàn thương mại điện tử cũng chưa nhận thức đầy đủ, chưa làm hết trách nhiệm, vai trò của tổ chức, đơn vị trung gian phân phối hàng hóa, hoặc thiếu công cụ trong kiểm soát hàng hóa thật hàng giả,…để đối tượng trà trộn, giới thiệu sản phẩm thật khi tham gia trên sàn nhưng khi bán hàng thì lại giao hàng giả, hàng kém chất lượng cho người mua,….

 Bên cạnh đó, lợi dụng hoạt động dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, dịch vụ giao nhận hàng tại nhà với đội ngũ người giao hàng đông đảo ...  các đối tượng đưa hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vào các kho chứa bưu kiện, bưu phẩm, đây là ranh giới không rõ ràng cho việc xác định trách nhiệm của chủ thể đối với hàng hóa vi phạm và khó khăn cho công tác đấu tranh của các lực lượng chức năng,…

Với doanh nghiệp, gặp rất nhiều áp lực trong cạnh tranh thị trường khi hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ được sản xuất, bày bán. Cách cạnh tranh tốt nhất là mỗi doanh nghiệp tự đầu tư hạ tầng, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, ứng dụng các giải pháp công nghệ để bảo vệ sản phẩm của mình không bị làm giả, làm nhái như dán tem truy xuất nguồn gốc,thay đổi mẫu mã, bao bì bằng cách in thêm dấu hiệu nhận biết data matrix trên hộp – mỗi đơn vị sản phẩm có một số khác nhau để nhận diện, có thể dùng các phần mềm thông minh để xem thông tin, nội dung bên trong là thông tin về barcode sản phẩm, số lô, ngày sản xuất, hạn dùng, số thứ tự của hộp thuốc trong cùng lô… Đồng thời, đề xuất nhiều giải pháp rất thiết thực như thống nhất quản lý sản phẩm thông qua hệ thống mã số mã vạch, ban hành hệ thống quốc gia như các nước châu Âu, đưa vào qui định trong luật Dược và Thông tư quản lý chất lượng thuốc với chế tài nặng đối với các nhà thuốc, đại lý tiếp tay với hàng giả thông qua mạng lưới phân phối thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, từng bước xây dựng lộ trình áp dụng ISO 21976:2020 “Bao bì - Các tính năng xác minh giả mạo cho bao bì, hướng dẫn về việc áp dụng, sử dụng và kiểm tra các tính năng xác minh giả mạo trên bao bì sản phẩm thuốc một cách tự nguyện và sau đó sẽ bắt buộc thực hiện đối với nhà sản xuất dược phẩm đang lưu hành tại Việt Nam,…

Kết quả thu được từ Hội thảo, các đại biểu đã đạt đến sự thống nhất về mặt nhận thức đối tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng hàng xâm phạm sở hữu đối với nhóm mặt hàng dược, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, hệ lụy của nó đối với nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hiện nay, những tác động tiêu cực hàng loạt đến hoạt động sản xuất trong nước, đến môi trường đầu tư, kinh doanh, đến công ăn việc làm của người lao động, đến nguồn thu ngân sách nhà nước, và đặc biệt nhất là ảnh hưởng trường diễn đến sức khỏe giống nòi; đã dựng lên được bức tranh tổng thể về thực trạng này nhưng cũng chỉ ra rất chi tiết về các hành vi vi phạm đối với từng mặt hàng, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng, nguyên nhân, điều kiện phát sinh của những vi phạm, đồng thời cũng nêu ra các khó khăn, vướng mắc căn bản cần tập trung giải quyết, tháo gỡ, những giải pháp căn cơ nhất, sát hợp nhất, thỏa đáng nhất trong thời gian đến.

Đồng chí Trần Đức Đông, Phó Chánh VPTT Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kết luận Hội thảo. Ảnh: Trịnh HàĐồng chí Trần Đức Đông, Phó Chánh VPTT Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kết luận Hội thảo. Ảnh: Trịnh Hà

Kết luận Hội thảo, đồng chí Trần Đức Đông, Phó Chánh VPTT Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, nêu rõ: Đối với các nội dung liên quan đến chính sách, cơ chế pháp lý, trước mắt đề nghị thực hiện theo Công văn số 82 /BCĐ389 - VPTT ngày 28/7/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về rà soát, xử lý khó khăn, vướng mắc trong công tác chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả. Đối với những khó khăn, vướng mắc mới nảy sinh, tiếp thu để tổng hợp báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo tiếp tục kiến kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Để làm tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả lĩnh vực này trong thời gian tiếp theo, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

1. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt bám sát tinh thần của Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 11/KH-BCĐ 389 QG của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Kê hoạch 399/KH –BCĐ của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian laanjt hương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.

2. Về công tác quản lý nhà nước:

Đề nghị Bộ Y tế:

(1) Chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan tập trung rà soát những bất cập, tồn tại để chủ động sớm sửa đổi ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước theo lĩnh vực ngành, loại bỏ những sơ hở, thiếu sót để các đối tượng lợi dụng hoạt động buôn lậu, kinh doanh sản xuất hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với tất cả các mặt hàng thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ nói chung và nhóm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nói riêng. (2). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, triển khai thực hiện đồng bộ dịch vụ công mức độ 4, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân, đây là biện pháp hữu hiệu để hạn chế tiêu cực, phiền hà cũng như phòng chống tình trạng “tham nhũng vặt” vốn đã rất phổ biến trong thực thi công vụ của cán bộ làm công tác tiếp dân, xét duyệt, cấp phép thủ tục hành chính và ngăn chặn được việc lợi dụng cấp phép để trà trộn làm giả, làm nhái, buôn lậu các mặt hàng nói trên. (3). Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi phương thức quản lý thừ tiền kiểm sang hậu kiểm, tạo thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các cá nhân tổ chức, tuy nhiên cũng là cơ hội cho đối tượng lợi dụng để công bố không đúng thông tin về sản phẩm hàng hóa của mình, đưa vào sản xuất, lưu thông những sản phẩm hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng,…; (4) Quan tâm đầu tư hạ tầng, đặc biệt là đầu tư nguồn lực cán bộ có chuyên môn tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở kiểm nghiệm thuốc, kiểm nghiệm thực phẩm tại các tỉnh thành, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và thời gian trả lời kết quả yêu cầu cho các cơ quan lực lượng chức năng. (5) Chủ động chia sẻ thông tin, phối hợp các bộ/ngành, cấp ủy chính quyền các địa phương và lực lượng chức năng trong công tác phòng chống dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả, nhập lậu, kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

 Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì phối hợp cơ quan hữu quan đề xuất sửa đổi ban hành, hoàn thiện cơ chế pháp luật vầ quản lý sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa trong đó có nhóm mặt hàng dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và chế tài xử lý đối với vi phạm trong lĩnh vực quản lý ngành.

  3. Đối với Ban Chỉ đạo các bộ ngành và địa phương: (1) Chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo, lực lượng chức năng chủ động làm tốt công tác nắm và dự báo tình hình, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhận diện vấn đề nổi cộm, nóng, xác định đối tượng, đường dây, tụ điểm, địa bàn, mặt hàng trọng điểm có kế hoạch đấu tranh, kịp thời phát hiện xử lý; đa dạng hóa các hình thức ký kết phối hợp liên ngành, liên tỉnh, liên vùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tạo sức mạnh tổng hợp, khép kín địa bàn đấu tranh hiệu quả các loại đối tượng hoạt động vi phạm; (2) Siết chặt quản lý nội bộ, kiểm tra, giám sát công vụ đối với đội ngũ cán bộ, sỹ quan, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiến quyết xử lý triệt để đối với cán bộ vi phạm, móc nối, bảo kê cho các đối tượng hoạt động; Xác định trách nhiệm người đứng đầu, phân công, phân cấp, phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan phối hợp,…

4. Đối với Tổ chức Hiệp hội chống hàng giả, Quỹ chống hàng giả,: Là tổ chức qui tụ, tập hợp đoàn kết các hội viên, đề nghị Hiệp hội chống hàng giả, Quỹ chống hàng giả phát huy tốt sứ mệnh là cầu nối giữa các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh với các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, dấu hiệu nhận biết hàng thật hàng giả, những hành vi vi phạm phổ biến,...  nâng cao nhận thức, ý thức trách của doanh nghiệp, cộng đồng người tiêu dùng đối với công tác chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả nói chung và lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nói riêng; có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với các cá nhân, tổ chức trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ và phát triển thương hiệu cũng như công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả .

5. Đối với Doanh nghiệp: Phải xác định quyền được bảo vệ sản phẩm của mình trước những xâm hại của hoạt động buôn lậu, làm giả, làm nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ đồng thời với đó là trách nhiệm đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đối với nhóm mặt hàng này bằng cách công khai minh bạch nguồn gốc, chất lượng, công dụng sản phẩm hàng hóa khi lưu thông trong thị trường; coi trọng thương hiệu, cạnh tranh lành mạnh để phát triển, tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong áp dụng các biện pháp bảo mật, bảo vệ truy xuất hàng hóa. Phối hợp chặt chẽ các tổ chức hiệp hội ngành nghề, các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng chức năng mạnh dạn chia sẻ thông tin khi phát hiện sản phẩm bị làm giả, làm nhái,... tránh tình trạng như một số chủ thể sở hữu quyền lo sợ bị ảnh hưởng đến thương hiệu nên không những không đấu tranh mà còn tìm cách che dấu bởi thực tế nhận thức của người tiêu dùng hiện nay đã khác nhiều so với trước đây.

6. Các cơ quan truyền thông, báo chí,... đẩy mạnh công tác truyền rộng rãi, phổ biến đến cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội những kiến thức liên quan để nhận thức, nhận diện hàng thật hàng giả, nâng cao ý thức trách nhiệm phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng trong mọi tầng lớp nhân dân, các cộng đồng người tiêu dùng. Đặc biệt những phương thức, thủ đoạn, công nghệ làm giả, làm nhái, lừa dối người tiêu dùng….trên môi trường thương mại điện tử hiện nay. Công khai, lên án các cá nhân, tổ chức vi phạm tạo hiệu ứng tẩy chay hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ trong cộng đồng người tiêu dùng. Đồng thời cũng thông tin những sản phẩm tốt, cổ vũ, các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh chính đáng, biểu dương người tốt việc tốt, lan tỏa, cộng hưởng sức sức mạnh của cả xã hội cho công tác này.

Đó là những giải pháp căn cơ, thỏa đáng cả trước mắt và lâu dài cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng được rút ra từ Hội thảo

Trịnh Thị Hà

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.