• Click để copy

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 30

Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 30 được tổ chức tại Arequipa, Pê-ru từ chiều ngày 17 đến ngày 18 tháng 5 năm 2024 dưới sự chủ trì của Chủ tịch MRT – bà Elizabeth Galdo, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Du lịch Pê-ru.

Vụ Chính sách thương mại Đa Biên cho biết, hội nghị có sự tham dự của 21 nền kinh tế thành viên APEC, bà Angela Ellard (Phó Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO), Ban Thư ký APEC và các quan sát viên gồm: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (PECC). Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị gồm đại diện Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ.

Hội nghị MRT 30 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng thương mại hàng hóa và đầu tư năm 2023 suy giảm do tác động của việc giảm tổng cầu cũng như các thách thức về địa chính trị, môi trường, chuỗi cung ứng, lạm phát gia tăng v.v. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lần lượt dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 ở mức 3,2% và 2,9%, thấp hơn so với năm 2023. Tuy nhiên, Liên hiệp quốc (UN) và Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo bi quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 cùng đạt mức 2,4%, thấp hơn so với năm 2023. Theo báo cáo mới nhất của Bộ phận hỗ trợ chính sách APEC (PSU), tổng sản phẩm quốc nội của toàn khu vực APEC dự báo giảm xuống còn 2,8% vào năm 2024. PSU cũng đánh giá tăng trưởng khu vực giai đoạn 2025 – 2026 cũng sẽ rất khiêm tốn do tác động của căng thẳng địa chính trị, các chính sách bảo hộ và biến động khó lường của giá hàng hóa.

Lần thứ ba đăng cai tổ chức APEC, chủ nhà Pê-ru đề xuất chủ đề của năm APEC 2024 là “Trao quyền - Bao hàm - Tăng trưởng” với 3 ưu tiên: (i) Thương mại và đầu tư để tăng trưởng bao trùm và kết nối, (ii) Sáng tạo và số hóa để tăng cường chuyển đổi sang kinh tế chính thức và kinh tế toàn cầu, (iii) Tăng trưởng bền vững để phát triển tự cường.

Một nội dung quan trọng của Hội nghị MRT 30 là việc tiếp tục ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, mà trọng tâm là các hoạt động tại WTO. Các Bộ trưởng đã nghe bà Angela Ellard cập nhật về những kết quả chính của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 (MC 13, diễn ra từ 26/02 – 20/3/2024) và những diễn biến mới tại Tổ chức này trong thời gian qua. Bà Angela Ellard cũng đề xuất những nội dung WTO cần tập trung đàm phán/triển khai trong thời gian tới như thực thi Hiệp định Trợ cấp Nghề cá, cải cách cơ chế giải quyết tranh chấp, kết thúc đàm phán những nội dung còn tồn đọng về nông nghiệp và trợ cấp nghề cá v.v.

Phát biểu tại Hội nghị, đoàn Việt Nam đánh giá cao những kết quả mà MC13 đã đạt được và sẵn sàng cùng các thành viên APEC thúc đẩy triển khai các kết quả này; nhất trí việc APEC cần tiếp tục góp phần duy trì và củng cố vai trò và hoạt động của hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, mở và công bằng. Đoàn Việt Nam chia sẻ quan điểm của các Bộ trưởng Thương mại APEC về việc tiếp tục tăng cường hợp tác, ủng hộ WTO và tiếp tục vai trò “vườn ươm ý tưởng” của APEC nhằm đảm bảo thương mại sẽ mang lại lợi ích cho các nền kinh tế thành viên. APEC cần tiếp tục ưu tiên các hoạt động nâng cao năng lực cho các nền kinh tế đang phát triển để thu hẹp khoảng cách, hội nhập nhanh và hiệu quả hơn vào hệ thống thương mại đa phương.

Với mục tiêu xây dựng mô hình mới và tiêu chuẩn cao về hợp tác kinh tế khu vực, Pê-ru tiếp tục coi việc hiện thực hóa Khu vực Mậu dịch Tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) là một trong các ưu tiên của năm APEC 2024. Cụ thể, để làm mới thảo luận về FTAAP, chủ nhà dự kiến: (i) Xây dựng báo cáo rà soát các lĩnh vực hợp tác liên quan đến FTAAP đã được APEC triển khai; đánh giá bối cảnh kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay, các thay đổi, thách thức, các lĩnh vực cần ưu tiên và tăng cường hợp tác để từ đó đưa ra các khuyến nghị hợp tác cho giai đoạn tiếp theo; (ii) Thực hiện nghiên cứu về tính hội tụ và phân kỳ của các FTA trong khu vực; (iii) Tổ chức 03 cuộc đối thoại bên lề Hội nghị Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI) v.v. APEC hiện đang tập trung thực hiện các hoạt động sẻ kinh nghiệm đàm phán và thực thi các FTA đã có trong khu vực, đồng thời xem xét, tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác mới.

Liên quan đến Lộ trình APEC về Kinh tế mạng và Kinh tế số (được thông qua năm 2017 tại Việt Nam), các Bộ trưởng ưu tiên các hoạt động tạo thuận lợi cho thương mại điện tử và thương mại số, góp phần cho tăng trưởng kinh tế sáng tạo, bao trùm và bền vững. Trong những năm qua, các thành viên APEC đã chia sẻ kinh nghiệm trong chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số, quản trị số và xã hội số, đặc biệt các dịch vụ, công nghệ mới là xu hướng phát triển của viễn thông thế giới giai đoạn 2024 – 2026 (dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ trung tâm dữ liệu, công nghệ thiết bị 5G, internet vạn vật, v.v.), thu hẹp khoảng cách số, nâng cao năng lực số, công nhận các tiêu chuẩn kỹ thuật về ICT giữa các quốc gia trong khu vực. Trong thời gian tới, APEC cần tiếp tục các hoạt động xây dựng năng lực, nâng cao hiểu biết và kỹ năng số, thu hẹp khoảng cách số, xây dựng cơ sở hạ tầng số và đảm bảo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng phù hợp trong kỷ nguyên số.

Bên lề MRT 30, các Bộ trưởng cũng đã có buổi ăn trưa làm việc với đại diện Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) để trao đổi quan điểm với khu vực tư nhân về các vấn đề quan trọng liên quan đến thương mại, bao gồm các nội dung liên quan đến FTAAP, WTO và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ. Nhân dịp này, ABAC cũng đề xuất một số khuyến nghị về thương mại và đầu tư để các Bộ trưởng Thương mại xem xét.

Hội nghị MRT 30 đã kết thúc vào ngày 18 tháng 5 năm 2024 với việc thông qua Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Thương mại APEC.

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).