• Click để copy

Hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của

Sáng 6-9, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương và Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát huy hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

Đồng chủ trì hội thảo có các đồng chí: TS Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; PGS, TS Phạm Minh Tuấn, Phó tổng biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản; PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; PGS, TS Vũ Văn Phúc, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.

Tham dự hội thảo có đồng chí GS, TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, cùng các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và một số địa phương khu vực phía Bắc.

Hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”
Quang cảnh Hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, các nguồn lực có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mỗi quốc gia đều cần đến các nguồn lực, cả nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực tinh thần; cả nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

Đối với Việt Nam, phát huy hiệu quả nguồn lực chính là cơ sở nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản của cuộc sống, hướng tới xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, hướng tới thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, phát triển con người toàn diện. Có thể nói, các nguồn lực cũng là nền tảng để thực hiện tiến bộ công bằng xã hội là nhân tố bảo đảm không bị ai bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.

Khi xem xét tổng thể bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước có thể thấy rằng nếu không có tư duy đột phá trong khai thác phân bổ, sử dụng một cách hợp lý sẽ không thể phát huy hiệu quả vai trò to lớn của các nguồn lực để phát triển, thậm chí đất nước có thể ngày càng bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thế nên, để khai thác phân bổ sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược đổi mới sáng tạo nhận diện và nắm bắt được yêu cầu đòi hỏi khách quan của sự phát triển trên cơ sở đó xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối chiến lược phát triển phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra.

Với mục đích đó, Hội thảo: “Phát huy hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đã có khoảng 20 tham luận gửi về Ban tổ chức hội thảo.

Tham dự hội thảo, các nhà khoa học đã tập trung vào những nội dung cụ thể như sau: Đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy hiệu quả nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam; đầu tư nước ngoài về tài chính, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên; mối quan hệ giữa các nguồn lực phát triển đất nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước năm 2030 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; những nhân tố tác động đến việc phát huy nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đến năm 2030; kinh nghiệm của Trung Quốc và một quốc gia số quốc gia Đông Bắc Á trong phát huy các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội; thực trạng phát huy nguồn lực dựa trên lợi thế so sánh tại một số địa phương như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đồng Tháp.

Các nhà khoa học đã tập trung làm rõ những vấn đề đặt ra và nêu quan điểm, giải pháp đột phá phát huy hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Các tham luận đại hội thảo cũng đều thống nhất là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy hiệu quả của các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là phải đổi mới thể chế cơ chế pháp luật chính sách về huy động sử dụng nguồn lực.

Để huy động nguồn lực thì phải đổi mới thể chế cơ chế pháp luật chính sách về huy động sử dụng các nguồn lực; xác định rõ chức năng nhiệm vụ thẩm quyền trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước đối với các nguồn lực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm cá nhân đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng quan liêu, lãng phí, tiêu cực; nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực huy động và sử dụng các nguồn lực của đất nước; phát huy vai trò của nhân dân doanh nghiệp trong việc huy động sử dụng hiệu quả các nguồn lực doanh nghiệp phải là đầu tàu đổi của đổi mới sáng tạo của tăng năng suất sử dụng hiệu quả nguồn lực các địa phương cần sử dụng lợi thế so sánh liên kết vùng nhằm đạt mục tiêu trong phát triển.

Tin, ảnh: ĐỨC TÂM

Bài liên quan

Tin mới

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.