• Click để copy

Hội thảo Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Sáng 8-9, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao, tổ chức Hội thảo Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2023.

Hội thảo là một hoạt động triển khai “Đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030” và “Kế hoạch Ngày tôn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2023” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, ngày 8-9 hàng năm được chọn là Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN.

Việc tổ chức Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN góp phần cụ thể hóa chủ trương “Tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc” mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra. Đồng thời, việc tôn vinh tiếng Việt sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy các hoạt động giảng dạy, học tập, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của cộng đồng NVNONN.

Hội thảo Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN phát biểu tại hội thảo. 

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN nhấn mạnh tiếng Việt là tài sản quý báu của dân tộc Việt Nam, là kết tinh của hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, của lao động và phát triển. Đối với cộng đồng NVNONN đang phát triển mạnh mẽ với gần 6 triệu người tại trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn bản sắc văn hóa riêng, tự tin phát triển và hội nhập với cộng đồng sở tại. Tiếng Việt cũng là nhịp cầu thân thương nối liền đồng bào Việt Nam trên toàn thế giới với nhau và với Tổ quốc.

Hội thảo Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Quang cảnh hội thảo. 

Do đó, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, công tác tiếng Việt luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc, được khẳng định thành chủ trương nhất quán, xuyên suốt và nêu thành nhiệm vụ cụ thể trong các văn bản chỉ đạo về công tác đối với NVNONN. Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. "Hoạt động tôn vinh tiếng Việt đã và đang được triển khai đồng bộ với quy mô rộng khắp ở cả trong và ngoài nước, với sự chung tay và tham gia tích cực của các bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, đặc biệt là của bà con ta ở nước ngoài… trở thành sự kiện thu hút cộng đồng NVNONN, tạo hiệu ứng lan tỏa các giá trị cao đẹp của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Đây chính là nền tảng để thúc đẩy công tác đại đoàn kết dân tộc, thể hiện tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của nhân dân trong nước đối với kiều bào ta ở nước ngoài", Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Hội thảo Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN và các đại biểu chụp ảnh chung. 

Hội thảo Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2023 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Hà Nội (trụ sở Ủy ban Nhà nước về NVNONN) với các điểm cầu của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và một số địa phương trong nước. Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá kết quả triển khai tổ chức các hoạt động liên quan đến Ngày tôn vinh tiếng Việt trong năm 2023 của các bộ, ban, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan ở trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam và cộng đồng NVNONN. Đồng thời, đề xuất phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc trong cộng đồng NVNONN; tăng cường triển khai các hoạt động tôn vinh tiếng Việt ý nghĩa cả trong nước và ngoài nước, từ đó thúc đẩy việc gìn giữ, học tập và sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN.

Tin, ảnh: HOÀNG VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.