• Click để copy

Hôm nay (1-11), Quốc hội sẽ nghe tờ trình về dự thảo Luật Đất đai, thảo luận tổ về Luật Phòng thủ dân sự

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ tư, hôm nay, ngày 1-11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Chương trình làm việc hôm nay, thứ ba, ngày 1-11-2022: Buổi sáng, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự.

* Hôm qua, thứ Hai, ngày 31-10-2022, Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 9 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; Quốc hội xem video clip về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Hôm nay (1-11), Quốc hội sẽ nghe tờ trình về dự thảo Luật Đất đai, thảo luận tổ về Luật Phòng thủ dân sự

Một phiên họp tại Kỳ họp thứ tư của Quốc hội. Ảnh: VPQH 

Tại phiên thảo luận đã có 46 đại biểu phát biểu, 1 đại biểu tranh luận. Đa số ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo của Đoàn giám sát, báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành và nêu rõ, các nội dung nêu trong báo cáo đã bảo đảm đầy đủ những vấn đề trọng tâm, đáp ứng yêu cầu giám sát tối cao của Quốc hội.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến về kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế; nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các nội dung trọng điểm và 7 lĩnh vực trọng tâm mà Đoàn giám sát đã tập trung giám sát như: việc ban hành, thực hiện các định mức, chế độ, tiêu chuẩn; việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước; trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng; trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước; trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Các đại biểu cũng cho ý kiến về những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian tới; các đề xuất, kiến nghị với Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách trước mắt và dài hạn để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các nội dung yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần triển khai trong thời gian tới với những mốc thời gian trong dự thảo Nghị quyết cũng như trong báo cáo đề xuất của Đoàn giám sát.

Ngoài ra, các đại biểu đã cho ý kiến trực tiếp vào dự thảo Nghị quyết “Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” của Quốc hội (về tên gọi, bố cục, nội dung, các nhiệm vụ, giải pháp đối với từng cơ quan) và 4 phụ lục kèm theo dự thảo Nghị quyết liên quan đến việc theo dõi, đôn đốc, giám sát, xử lý các dự án trọng điểm trước mắt (gồm các dự án, cụm dự án đầu tư công sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả; các dự án, chuỗi dự án trọng điểm lĩnh vực dầu khí, điện, than chậm tiến độ; các dự án đất đai hoang hóa, lãng phí, có nhiều khó khăn, vướng mắc; các dự án công trình chưa đưa đất vào sử dụng).

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

HẢI THANH

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.