Hôm nay (15-4), khóa hai chiều đối với thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin
Theo Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), ngày 15-4, các nhà mạng sẽ thực hiện khóa hai chiều với các thuê bao không chuẩn hóa thông tin.
Trước đó, ngày 31-3 có 1,67 triệu thuê bao đã bị khóa một chiều do chưa chuẩn hóa thông tin. Tính đến ngày 13-4, theo số liệu của Cục Viễn thông, có 473.000 thuê bao đã mở khóa và chuẩn hóa thông tin. Như vậy, còn gần 1,2 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa và có nguy cơ bị khóa hai chiều từ ngày 15-4.
Theo quy định, sau khi bị khóa hai chiều, đến ngày 15-5, nếu thuê bao vẫn không thực hiện chuẩn hóa thông tin thì nhà mạng sẽ thực hiện thu hồi số.
Đại diện VinaPhone cho biết, tính đến ngày 14-4, nhà mạng này có hơn 400.000 thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin. Từ 0 giờ ngày 15-4, nhà mạng này sẽ thực hiện khóa hai chiều với thông tin thuê bao.
Sau thời điểm bị khóa 2 chiều, khách hàng sẽ không thể tự thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao qua website/app My VNPT mà phải đến các điểm giao dịch của nhà mạng. Để được hỗ trợ mở khóa thuê bao, xác minh thông tin, khách hàng cần mang theo các giấy tờ tùy thân như căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu… khi đến thực hiện giao dịch.
![]() |
Đại diện VinaPhone cho biết, các điểm giao dịch của VinaPhone sẽ tăng cường hoạt động, hỗ trợ khách hàng đến 21 giờ ngày 15-5. Các khách hàng chưa chuẩn hóa thông tin thuê bao cần sớm đến các điểm giao dịch để thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin. |
Đại diện VinaPhone cho biết thêm, khách hàng chưa chuẩn hóa thông tin thuê bao cần sớm đến các điểm giao dịch để thực hiện bổ sung, cập nhật trước thời điểm bị khóa 2 chiều theo quy định.
Đại diện MobiFone cho biết, nhà mạng này sẽ thực hiện khóa hai chiều với các thuê bao chưa chuẩn hóa từ 0 giờ ngày 15-4. Sau thời điểm này, khách hàng của MobiFone không thể chuẩn hóa trực tuyến mà phải đến các điểm giao dịch của nhà mạng để mở khóa và thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao.
Tính đến 9 giờ ngày 14-4, Viettel còn khoảng 290.000 thuê bao đang bị khóa một chiều do có thông tin chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Những thuê bao này sẽ bị khóa hai chiều vào ngày 15-4 nếu không thực hiện cập nhật lại thông tin theo quy định. Đến ngày 15-5, nếu các thuê bao vẫn chưa tới điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của Viettel để được chuẩn hóa thông tin sẽ chính thức bị thu hồi. Viettel rất cần sự ủng hộ của khách hàng, người dân cũng như sự hỗ trợ truyền thông của các cơ quan báo chí để việc chuẩn hóa thông tin thuê bao sớm hoàn thành.
![]() |
Khách hàng đến cập nhật thông tin cá nhân tại cửa hàng của Viettel. |
Viettel khuyên người dùng phải chuẩn hóa thông tin cá nhân để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, hạn chế tình trạng tranh chấp số, đặc biệt với những sim số đẹp, góp phần loại bỏ sim rác, hạn chế tình trạng tin nhắn rác/cuộc gọi rác, tin nhắn/cuộc gọi lừa đảo.
Đại diện nhà mạng VinaPhone cũng chia sẻ, thực tế có những trường hợp dùng sim không chính chủ, khi bị mất sim, không thể báo khóa thuê bao cũng như khôi phục, thậm chí còn bị người khác sử dụng với mục đích xấu. Ngoài ra, việc dùng số thuê bao không chính chủ có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng các dịch vụ hành chính công, nhất là các dịch vụ yêu cầu thông tin của số điện thoại khai báo phải chính xác và có các thông báo/xác nhận qua số điện thoại di động.
![]() |
Sau ngày 15-4, khách hàng của MobiFone không thể chuẩn hóa trực tuyến mà phải đến các điểm giao dịch của nhà mạng để mở khóa và thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao. |
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, đợt chuẩn hóa thông tin thuê bao lần này đã được các nhà mạng thực hiện nghiêm túc và được đông đảo người dân, giới truyền thông hưởng ứng để chung tay dẹp vấn nạn SIM rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Tuy nhiên, để tiếp tục xử lý triệt để vấn nạn này, Bộ TT&TT đã tiến hành bước thứ hai là thanh kiểm tra việc quản lý thông tin thuê bao di động.
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký công văn đề nghị các tỉnh, thành phố và các sở TT&TT thực hiện thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động từ ngày 5-4 đến 5-6 đối với mạng Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Đông Dương Telecom, MOBICAST, Công ty cổ phần viễn thông ASIM và cả các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đăng ký thông tin thuê bao lớn, có dấu hiệu vi phạm. Bên cạnh đó sẽ thanh kiểm tra các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với số lượng SIM lớn nhất. Trong đợt thanh tra này, Bộ TT&TT cho biết, sẽ đề xuất xử lý người đứng đầu nhà mạng nếu để sai phạm về quản lý thuê bao di động.
VĂN PHONG
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).