• Click để copy

Hôm nay (23-11), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ sáu, hôm nay (23-11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Chương trình làm việc cụ thể hôm nay, thứ năm, ngày 23-11-2023:

Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Buổi chiều, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Hôm nay (23-11), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
 Quang cảnh phiên họp tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV. 

* Hôm qua, thứ tư, ngày 22-11-2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 18 của Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Buổi sáng

Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

1. Quốc hội nghe: Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2023; Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.

Tại phiên thảo luận đã có 6 lượt đại biểu phát biểu, trong đó ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật; đánh giá công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương; làm rõ thêm tình hình, kết quả thực hiện, đồng thời đề nghị Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành phân tích cụ thể hơn nguyên nhân của những vấn đề còn tồn đọng, kéo dài của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng kiến nghị nhiều giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo như: Cần có quy định về ban hành văn bản chấm dứt giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo hết thẩm quyền; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối với người dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội; hướng dẫn quy trình báo cáo, cung cấp thông tin vụ việc đối với đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để hạn chế việc chuyển đơn thư nhiều lần; đầu tư xây dựng phần mềm trong Đề án chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia để chia sẻ dữ liệu, quản lý và giải quyết đơn thư; sửa đổi các quy định về tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.

Kết thúc phiên thảo luận, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

2. Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả như sau: Có 459 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,91% tổng số đại biểu Quốc hội); có 453 đại biểu tán thành (bằng 91,70% tổng số đại biểu Quốc hội); có 6 đại biểu không tán thành (bằng 1.21% tổng số đại biểu Quốc hội).

Buổi chiều

Dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận đã có 17 đại biểu phát biểu, 14 đại biểu tranh luận; trong đó ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và nhiều nội dung trong Tờ trình của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân; việc bổ sung, điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án (thu thập chứng cứ trong hoạt động xét xử; xem xét, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử theo quy định của luật); việc giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử; việc đổi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử; việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; quy định về sửa đổi ngạch, bậc thẩm phán; cơ chế bảo đảm an ninh, trật tự tại tòa án; việc tham dự, đưa tin tại phiên tòa; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành tòa án; kỹ thuật lập pháp…

Kết thúc phiên thảo luận, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

ANH NGỌC

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.