Hôm nay (7-11), Quốc hội chất vấn về giáo dục và đào tạo, nội vụ, văn hóa
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ sáu, hôm nay, thứ hai, ngày 6-11-2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 11 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì, điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Chương trình làm việc hôm nay (7-11) Cụ thể, buổi sáng, từ 8 giờ đến 9 giờ 10 phút, đại biểu Quốc hội chất vấn về các lĩnh vực: Công thương; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Giao thông Vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường. Sau giờ giải lao, từ 9 giờ 10 phút đến 11 giờ 30 phút, các đại biểu tiếp tục chất vấn đối với các lĩnh vực: Tư pháp; Nội vụ; An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thanh tra; Tòa án; Kiểm sát; Kiểm toán. Buổi chiều, từ 14 giờ đến 15 giờ, đại biểu Quốc hội chất vấn đối với các lĩnh vực: Tư pháp; Nội vụ; An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thanh tra; Tòa án; Kiểm sát; Kiểm toán. Sau giờ giải lao, từ 15 giờ đến 17 giờ là phần chất vấn của các đại biểu đối với các lĩnh vực: Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Lao động, Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông. Trong quá trình chất vấn, Chủ tịch Quốc hội sẽ có phát biểu gợi ý một số nội dung tập trung chất vấn và phần trả lời chất vất của các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. |
Hôm qua, Quốc hội dành cả ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư.
- Từ 8 giờ đến 9 giờ 20 phút, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là lần đầu trong nhiệm kỳ khóa XV và là lần thứ tư kể từ khi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 có hiệu lực, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực. Phạm vi nội dung chất vấn rất rộng, liên quan đến 21 lĩnh vực, gồm những vấn đề lớn, quan trọng, phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, được nhân dân và cử tri hết sức quan tâm.
Quang cảnh phiên họp ngày 6-11. |
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chất vấn, vừa bảo đảm tính toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm, thuận lợi cho cả đại biểu Quốc hội và người trả lời chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sắp xếp nội dung chất vấn thành 4 nhóm lĩnh vực, cụ thể là: Nhóm lĩnh vực kinh tế tổng hợp, gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng; Nhóm lĩnh vực kinh tế ngành, gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, tài nguyên và môi trường; Nhóm lĩnh vực nội chính, tư pháp, gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán; Nhóm lĩnh vực văn hóa, xã hội, gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông.
Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội nghe: Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4; Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày Báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư.
- Từ 9 giờ 40 phút đến 11 giờ 30 phút và từ 14 giờ đến 14 giờ 40 phút, Quốc hội tiến hành chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực: kế hoạch và đầu tư; tài chính; ngân hàng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh; Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tham gia trả lời chất vấn.
Tại phiên chất vấn, đã có 22 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và 7 đại biểu tranh luận, tập trung vào các nội dung sau:
Về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư: về quản lý, sử dụng vốn ODA; nguồn vốn ngân sách nhà nước thường xuyên và chi đầu tư; vấn đề tiết kiệm trong đầu tư công; tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Luật Đầu tư công; vướng mắc trong công tác quy hoạch; việc khai thác, sử dụng đất hiếm; cơ chế đặc thù trong hỗ trợ một số đối tượng chính sách trong đầu tư công.
Về lĩnh vực tài chính: Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng chậm cũng như nâng cao hiệu quả thực thi nhiệm vụ Quốc hội giao tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 về việc đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực trạng, nguyên nhân xảy ra tình trạng xử lý nhà đất khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn chậm, nhiều trụ sở hành chính còn bỏ trống trong khi còn nhiều cơ quan đang sử dụng chung nơi làm việc; một số vướng mắc trong quản lý tài sản công; việc bố trí kinh phí cho phong trào Đoàn, Đội; vấn đề bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới; tình trạng bán hàng không có hóa đơn tài chính gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước; vấn đề triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; chính sách cho vay đối với hộ nghèo ở vùng khó khăn.
Về lĩnh vực ngân hàng: khó khăn, vướng mắc và giải pháp để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới; giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa việc thanh toán không dùng tiền mặt; nguyên nhân và các giải pháp để tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu 14% như đã đề ra; lộ trình thực hiện nhiệm vụ điều hành tín dụng theo yêu cầu tại Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV; nguyên nhân và giải pháp đối với tình trạng tín dụng đen; những khó khăn và giải pháp đối với việc huy động nguồn vốn tín dụng; việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; chính sách tín dụng ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
*Từ 14 giờ 40 phút đến 17 giờ, Quốc hội tiến hành chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực: Công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; xây dựng; tài nguyên và môi trường. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tham gia trả lời chất vấn.
Tại phiên chất vấn, đã có 20 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và 7 đại biểu tranh luận, tập trung vào các nội dung sau:
Về lĩnh vực công thương: Việc đầu tư phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Việc chậm trễ trong thanh toán tiền nhân công giao khoán bảo vệ rừng; vấn đề di dân để phục vụ phòng, chống thiên tai, tái định cư; việc tổ chức thực hiện chương trình nước sạch nông thôn.
Về lĩnh vực giao thông vận tải: Trách nhiệm trong việc trình, triển khai các dự án giao thông; quy định về tốc độ tối đa trên các tuyến đường cao tốc; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đường cao tốc; phân kỳ đầu tư đối với các dự án đường cao tốc; việc xây dựng trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường cao tốc; phân cấp, phân quyền đấu nối các công trình thiết yếu trên các tuyến quốc lộ; việc huy động vốn đầu tư cho tăng trưởng giao thông vận tải hàng không; nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp của Bộ Giao thông vận tải đối với vấn đề tai nạn giao thông; việc triển khai đầu tư một số tuyến đường sắt; việc tháo gỡ khó khăn đối với các dự án đầu tư đối tác công tư trong lĩnh vực giao thông; vấn đề chất lượng các công trình giao thông; giải pháp tháo gỡ đối với các dự án BOT.
Về lĩnh vực xây dựng: Giải pháp chỉnh trang, cải thiện môi trường đô thị.
Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Cơ chế, chính sách phù hợp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải; việc phát triển thị trường tín chỉ các bon ở Việt Nam; nguyên nhân và các giải pháp phòng, chống lũ quét, sạt lở; trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; giải pháp đối với tình trạng ô nhiễm nước sông Cầu.
HẢI THANH
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.