• Click để copy

Hướng về Hà Nội từ tà áo dài

Hà Nội là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều loại hình nghệ thuật. Với tình yêu Hà Nội, các nhà thiết kế của Câu lạc bộ Văn hóa áo dài Việt Nam đã tạo nên nhiều thiết kế áo dài với cảm hứng từ Hà Nội. Những tà áo dài đó được biểu diễn trong Festival thu Hà Nội khiến nhiều du khách thích thú.

22 giờ, chương trình trình diễn của Câu lạc bộ Văn hóa áo dài Việt Nam tại Festival thu Hà Nội vẫn đông khán giả cổ vũ. Họ trầm trồ với những thiết kế áo dài thướt tha, uyển chuyển trên sân khấu tái dựng ký ức cầu Long Biên. 11 nhà thiết kế mang đến đêm diễn 110 bộ áo dài theo chủ đề Hương sắc mùa thu. Những kỹ thuật sáng tạo, thêu đính thủ công với hàng loạt câu chuyện văn hóa lịch sử Việt Nam, trên các tà áo dài thực sự đã tái hiện được những vẻ đẹp đặc trưng Thủ đô. Một Hà Nội qua các tà áo dài thật huyền ảo. Từ những công trình mang tính biểu trưng Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Tháp Rùa, chùa Trấn Quốc, 36 phố cổ, cầu Long Biên, cầu Thê Húc đến những họa tiết cổ, rồi Hà Nội 12 mùa hoa, xứ Đoài thơ mộng với đồng quê xanh mát... Điểm nhấn của đêm diễn là chiếc áo dài “Dấu ấn thời gian” đã lập kỷ lục có nhiều họa tiết, hoa văn cổ nhất (468 họa tiết, hoa văn) được nhà thiết kế Hoàng Ly, Chủ tịch Câu lạc bộ Văn hóa áo dài Việt Nam và cộng sự thiết kế trong 5 tháng. Tất cả đều thể hiện tâm huyết và sự tìm tòi thấu đáo với văn hóa Hà Nội, với từng đường kim mũi chỉ, từng nét nhấn nhá, chấm phá trên tà áo truyền thống.

Hướng về Hà Nội từ tà áo dài
 Chiếc áo dài “Dấu ấn thời gian” được trình diễn tại Festival thu Hà Nội. Ảnh: HOÀNG LY

 Điều đặc biệt của những thiết kế này không chỉ là tình yêu của những người con Hà Nội mà là nơi hội tụ tình yêu Thủ đô của cả những nhà thiết kế đến từ các tỉnh, thành phố khác như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên. Xuất phát từ chủ đề Hà Nội, họ đã đưa vào những chiếc áo dài của mình chút khác biệt của vùng miền, chút suy ngẫm mới mẻ bằng tâm huyết và cảm xúc về mảnh đất nghìn năm văn hiến. Họ đã góp phần khẳng định và tôn vinh vị thế, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội và khơi dậy trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Việt Nam. “Chúng tôi mong muốn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và vẻ đẹp Hà Nội lên những tà áo dài và lan tỏa tình yêu đó tới bạn bè trong và ngoài nước. Chúng tôi cũng mong muốn được góp sức để phát triển du lịch Hà Nội”, nhà thiết kế Hoàng Ly nhấn mạnh.

NAM KHANG

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.