• Click để copy

Ia Đal đổi thay từ bàn tay Bộ đội Cụ Hồ

Ia Đal (huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) là xã biên giới, khoảng hơn 10 năm trước được ví như vùng “đất khó, đất khổ”, hạ tầng kinh tế-xã hội thấp kém, khí hậu khắc nghiệt. Thế mà nay, đến Ia Đal đã nghe người dân nói về thôn, xã nông thôn mới (NTM) trù phú, nhiều hộ gia đình có thu nhập 200-400 triệu đồng/năm.

Bám trụ đất khó làm nên quả ngọt

Chúng tôi đến Ia Đal khi xã vừa được UBND tỉnh Kon Tum công nhận đạt chuẩn NTM năm 2023 theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Bao trùm là không khí phấn khởi, tự tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân về một vùng nông thôn khu vực biên giới trù phú. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trịnh Quốc Hoàn, Chủ tịch UBND xã Ia Đal cho hay: “Có nhiều nhân tố để xã Ia Đal thay đổi kỳ diệu và đạt được kết quả như ngày hôm nay, trong đó phải kể đến những đóng góp to lớn của Chi nhánh 716 (Binh đoàn 15) với những mô hình sáng tạo, cách làm hay, giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ hủ tục, phát triển kinh tế-xã hội”. 

Ia Đal đổi thay từ bàn tay Bộ đội Cụ Hồ
Cán bộ, chiến sĩ, người lao động Chi nhánh 716 giúp nhân dân gặt lúa. 

Hiện nay, gia đình anh Mai Văn Thu, công nhân Đội 11 (Chi nhánh 716), trú tại thôn 7, xã Ia Đal có vườn cây lên đến 12ha, trong đó chủ yếu là các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Vú sữa hoàng kim, mít, hồng xiêm, dừa xiêm, chanh dây, điều, bí... mỗi năm trừ chi phí sản xuất, gia đình anh thu về gần 400 triệu đồng. Ngoài ra, anh Thu còn có tiền lương khai thác mủ cao su hằng tháng và một tạp hóa nhỏ. Anh Thu kể, năm 2012, anh và vợ rời quê hương Triệu Sơn, Thanh Hóa vào vùng biên giới Ia Đal lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Khi đó, vùng này còn rất hoang sơ, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng kinh tế-xã hội gần như chưa có gì. Vợ anh cũng đã nhiều lần nản chí, bàn lùi, “hay ta về quê, có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo, dù sao ở quê cũng có anh em bà con, làng xóm, ở đây tương lai mịt mù quá”. Nhưng sự quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ của lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Chi nhánh 716 và chính quyền địa phương đã giúp gia đình anh từng bước làm quen với cây cao su, môi trường, khí hậu và điều kiện sống ở đây, gây dựng nên cơ ngơi như hôm nay.

Gia đình anh Hà Văn Dần, công nhân Đội 6 (Chi nhánh 716), trú tại thôn 6, xã Ia Đal cũng có quá trình đi lên từ hai bàn tay trắng trở thành gia đình có thu nhập từ sản xuất, chăn nuôi gần 300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, còn có tiền lương khai thác mủ cao su của vợ chồng mỗi tháng khoảng 18 triệu đồng. Theo anh Dần, quá trình đó có sự đồng hành, hỗ trợ rất lớn của Chi nhánh 716. “Những ngày đầu đến vùng đất này, chúng tôi được Chi nhánh 716 hỗ trợ chỗ ở, từng cân gạo, gói mì chính, chai nước mắm, một số vật dụng sinh hoạt trong gia đình, tạo sinh kế, tăng thu nhập để mọi người, mọi nhà vững tin bám trụ vùng biên giới này”, anh Dần phấn khởi nói.

Những cách làm giúp nhân dân thoát nghèo nhanh, bền vững

Đồng chí Trương Thị Linh, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Kon Tum, nguyên Bí thư Huyện ủy Ia H’Drai tâm đắc cho rằng: Nhân tố quan trọng để một xã có đến 52km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia như Ia Đal về đích NTM là cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp, LLVT và nhân dân đã đoàn kết, đồng thuận triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Sáng tạo ra nhiều mô hình, cách làm hay trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó, Chi nhánh 716 có vai trò quan trọng, trực tiếp giúp xã Ia Đal hoàn thành nhiều tiêu chí nông thôn mới. 

Chi nhánh 716 hiện có hơn 1.000 người lao động ở 12 đội sản xuất và hợp thành 5 thôn (thôn 5, 6, 7, 8, Ia Der) và một phần của thôn 1 (xã Ia Đal). Các thôn công nhân của Chi nhánh 716 là điểm sáng về xây dựng NTM, là nơi triển khai nhiều mô hình, cách làm hay như: Xây dựng các công trình lưỡng dụng vừa phục vụ sản xuất, dân sinh, vừa bảo đảm quốc phòng, an ninh; cử cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp làm trưởng thôn và tham gia hệ thống chính trị cơ sở; phối hợp với địa phương bố trí đất, hỗ trợ công nhân làm nhà ở và xây dựng hệ thống điện, đường, nhà trẻ, trường mầm non đến từng thôn, hình thành các khu dân cư nằm dọc vành đai biên giới; tạo điều kiện khai hoang, trồng lúa, hoa màu ở bờ lô hợp thủy; huy động nhiều nguồn lực để tặng con giống, cây giống, triển khai các mô hình nuôi heo, nuôi bò sinh sản, trồng cây ăn quả, trồng bí... rất hiệu quả, giúp bà con thoát nghèo nhanh, bền vững.

Thượng tá Hoàng Xuân Thắng, Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Chi nhánh 716 thông tin, chỉ tính riêng 5 năm qua, Chi nhánh 716 đã làm mới, sửa chữa hàng chục ki-lô-mét đường giao thông, đường nội vùng; xây dựng, sửa chữa trường mầm non và các điểm trường, nhà ở công nhân; hỗ trợ xây dựng 10 ngôi “Nhà đồng đội”, “Nhà đại đoàn kết”; trao 97 con bò giống sinh sản tặng các hộ nghèo, góp phần quan trọng để xã Ia Đal đạt chuẩn NTM năm 2023; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,23% (năm 2019) xuống còn 6,33% (năm 2023).

Bài và ảnh: NGUYỄN ANH SƠN

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.