Iraq đối mặt với những dòng sông ô nhiễm
Iraq là quốc gia giàu dầu mỏ nhưng lại đang khan hiếm nước sạch trầm trọng. Nguyên nhân là do tình trạng hạn hán kéo dài trước tác động của biến đổi khí hậu cũng như sự cạnh tranh địa chính trị trong việc chia sẻ nguồn nước giữa Baghdad với các quốc gia láng giềng.
Tuy nhiên, mực nước sông càng thấp thì nồng độ ô nhiễm càng cao. Ông Hassan Zouri, 60 tuổi, đến từ tỉnh Dhi Qar, phía Nam Iraq, cho biết: “Nước thải từ các vùng khác đổ xuống sông và nguồn nước đến với chúng tôi bị ô nhiễm. Chúng tôi phải mua nước sạch để sử dụng hằng ngày”.
Ô nhiễm ở các dòng sông của Iraq là do có một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý đổ ra sông mỗi ngày. Người phát ngôn của Bộ Tài nguyên Nước, ông Khaled Chamal, cho biết, mặc dù ở thủ đô Baghdad có hai nhà máy xử lý nước thải luôn hoạt động với công suất gấp đôi nhưng vẫn bị quá tải. Vì thế, một số cơ sở công nghiệp như nhà máy hóa dầu, nhà máy điện hay bệnh viện đã xả nước thải trực tiếp xuống sông. “2/3 nước thải công nghiệp và sinh hoạt được thải ra sông mà không qua xử lý, tương đương 6 triệu mét khối mỗi ngày”, ông Khaled Chamal nói.
![]() |
Nước thải chưa qua xử lý đổ ra sông Diyala ở phía Đông thủ đô Baghdad của Iraq. Ảnh: AFP |
Ali Ayoub, chuyên gia tại Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), nhận định: “Hạ tầng không đầy đủ, quy định hạn chế và nhận thức cộng đồng thấp là những yếu tố góp phần làm suy giảm đáng kể chất lượng nguồn nước ở Iraq”. Theo thống kê của Liên hợp quốc, ở đất nước 43 triệu dân, thực tế cứ hai người Iraq thì có một người không được tiếp cận với dịch vụ nước sạch.
Trước thực trạng trên, UNICEF đã hợp tác với Bộ Tài nguyên nước Iraq trong nỗ lực tăng cường hệ thống phân phối nước và vệ sinh, đặc biệt thông qua kiểm soát chất lượng nước để bảo đảm cho người dân tiếp cận với nước sạch, đặc biệt là với các cộng đồng dễ bị tổn thương. UNICEF cũng phối hợp với Medical City-tổ hợp bệnh viện công ở Baghdad-xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Trong giai đoạn đầu tiên, nhà máy đã lắp đặt 3 tổ máy, mỗi tổ máy xử lý 200m3 nước mỗi ngày. 4 tổ máy khác cũng sẽ hoàn thành trong vài tháng tới. Nước sau khi được xử lý có thể sử dụng để tưới cây hoặc cung cấp cho xe cứu hỏa.
Bên cạnh đó, ngoài việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước, chính quyền Baghdad cũng yêu cầu tất cả bệnh viện phải có nhà máy xử lý nước. “Chúng tôi hy vọng năm 2024 sẽ loại bỏ mọi vi phạm về xử lý nước thải trong các cơ sở y tế”, người phát ngôn của Bộ Môi trường Iraq Amir Hassoun, nhấn mạnh.
PHƯƠNG LINH
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.