• Click để copy

Israel hướng tới cuộc cách mạng về nước

Đối mặt với tình trạng dân số tăng nhanh và sự phân phối không đồng đều các nguồn tài nguyên nước, Israel đã cách mạng hóa tương lai bằng Hệ thống cung cấp nước quốc gia (NWC). Đây là một dự án táo bạo nhằm tái tạo cách sử dụng nước ở vùng lãnh thổ bán khô hạn.

Thách thức của tình trạng “bùng nổ dân số”

Vào cuối thập niên 1940, Israel đã trải qua một cuộc bùng nổ dân số lớn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc diệt chủng Holocaust, dân số Israel tăng từ 800.000 người vào năm 1948 lên 1,6 triệu người chỉ 3 năm sau đó. Ngày nay, Israel có hơn 9 triệu dân, sinh sống trên diện tích khoảng 22.000km2. Sự tăng trưởng dân số nhanh chóng này đã bộc lộ một thách thức lớn: Tình trạng thiếu nước do lượng mưa phân bố không đều.

Các khu vực phía Bắc, như biển Galilee và lưu vực sông Jordan có lượng mưa dồi dào, hơn 1.000mm. Tuy nhiên, phần lớn người dân đến định cư ở miền Trung và miền Nam Israel, những khu vực có lượng mưa ít hơn nhiều. Sa mạc Negev rộng lớn, bao phủ khoảng một nửa lãnh thổ của Israel, có lượng mưa hằng năm chưa tới 100mm ở một số nơi.

Israel hướng tới cuộc cách mạng về nước
Ảnh chụp trên không của Hệ thống cung cấp nước quốc gia (NWC) - biểu tượng của sự đổi mới và quản lý tài nguyên nước bền vững của Israel. Ảnh: innovant.fr 

Do đó, hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn nước một cách công bằng là điều bắt buộc để đặt nền tảng cho sự phát triển trong tương lai của Israel.

Đầu thập niên 1950, NWC được thành lập để giải quyết tình trạng phân phối nước không đồng đều ở Israel. Với chiều dài 130km, hệ thống này bao gồm một loạt công trình ngầm và trên mặt đất, trong đó có 87km đường ống thép và bê tông, 13km đường hầm đào thủ công qua những tảng đá dựng đứng, 8km kênh được kết nối bằng các hồ chứa...

Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1958 dưới sự bảo trợ của Tahal, một công ty lập kế hoạch tài nguyên nước trực thuộc nhà nước và hoàn thành vào năm 1964. Hệ thống ban đầu di chuyển 450 triệu mét khối nước mỗi ngày, có ngày đạt đỉnh điểm 1,5 triệu mét khối. Chi phí ban đầu là 420 triệu USD, tương đương khoảng 4 tỷ USD ngày nay. Ngày nay, hệ thống đã được cải tiến và có thể vận chuyển lượng nước gấp gần 4 lần công suất ban đầu, khoảng 1,7 tỷ mét khối nước mỗi năm.

Vượt qua thử thách độ cao và giảm tổn thất do bốc hơi

Một thách thức kỹ thuật lớn khi xây dựng NWC là đưa nước từ biển Galilee nằm ở độ sâu 213m dưới mực nước biển lên tới độ cao khoảng 600m. Tuyến đường bắt đầu từ trạm bơm Sapir, nơi đẩy nước đi 250m đến điểm xuất phát chính của mạng lưới. Xa hơn nữa, trạm bơm Tzalmon tiếp quản, sử dụng các tua-bin và máy bơm được thiết kế riêng để nâng hàng triệu mét khối nước lên thêm 115m tại điểm dốc nhất của hành trình.

Từ Tzalmon, nước chảy vào đường hầm Yakov, một đường ống dài 850m xuyên qua đồi Elun. Việc đào xuyên qua đá vôi và đá bazan là một thách thức đối với hàng nghìn công nhân, kỹ sư và thợ đào hầm. Họ phải duy trì độ nghiêng lý tưởng cho chuyển động do trọng lực tạo ra, đồng thời giảm nhu cầu sử dụng thêm máy bơm. Việc gia cố đường hầm rộng 3m bằng thép và bê tông bảo đảm đường hầm có thể chịu được áp lực nước cao và cho phép mở rộng trong tương lai.

Ở một đất nước có lượng mưa ít và nhiệt độ cao, tình trạng mất nước do bốc hơi là mối quan ngại lớn, đặc biệt là đối với các hồ chứa nước lộ thiên và kênh rạch. Để giải quyết vấn đề này, các kỹ sư đã áp dụng một số thiết kế đặc biệt. Nhiều hồ chứa nhỏ được xây dựng theo hình bầu dục hoặc hình tròn để giảm diện tích bề mặt tiếp xúc và do đó giảm lượng nước bị mất do bốc hơi.

Hồ chứa nước Eshkol, một trong những hồ chứa lớn nhất trong hệ thống, có thể chứa hơn 5 triệu m3 nước. Các hồ hình chữ nhật với kích thước 400m x 15m, được lựa chọn có chủ đích để giảm sự bốc hơi bằng cách giảm diện tích bề mặt tiếp xúc với gió và ánh nắng mặt trời. Tương tự, các kênh đào được thiết kế dạng hình thang với độ sâu khác nhau, có các cạnh dốc để hạn chế sự hấp thụ nhiệt ở các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bằng cách áp dụng các nguyên lý cơ bản của vật lý và thủy văn, các kỹ sư bảo đảm rằng, mọi khu vực từ đường ống và đường hầm đến hồ chứa và kênh đào, sẽ bảo tồn được nguồn tài nguyên quý giá này nhiều nhất có thể.

NWC của Israel không chỉ là một dự án hạ tầng. Nó tượng trưng cho sự khéo léo và khả năng phục hồi trước những thách thức của môi trường. Bằng cách biến vùng đất khô cằn thành thành trì của sự phát triển và thịnh vượng, dự án này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quy hoạch chiến lược và đổi mới kỹ thuật.

BÌNH NGUYÊN

Bài liên quan

Tin mới

Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 bắt giữ sà lan vận chuyển trái phép hơn 100 tấn phân đạm URE
Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 bắt giữ sà lan vận chuyển trái phép hơn 100 tấn phân đạm URE

Tiếp tục đẩy mạnh Đợt thi đua cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 22-2, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện thủy nội địa (sà lan) đang vận chuyển trái phép khoảng hơn 100 tấn phân đạm URE trên vùng biển Tây Nam.

Thực hiện đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên với tinh thần thần tốc như mạch 3
Thực hiện đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên với tinh thần thần tốc như mạch 3

Dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu trong tháng 2-2025, chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải triển khai khởi công dự án.

Không khí lạnh tăng cường đến Bắc Bộ từ sáng 23-2
Không khí lạnh tăng cường đến Bắc Bộ từ sáng 23-2

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, gần sáng 23-2, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5, có nơi giật cấp 6.

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ thông tin “người nhà tố bệnh viện tắc trách làm sản phụ mất con”
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ thông tin “người nhà tố bệnh viện tắc trách làm sản phụ mất con”

Ngày 22-2, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bệnh viện Phụ sản Trung ương về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với sản phụ Q.A.

Người dân TP Hồ Chí Minh "tự bảo vệ" trước dịch cúm mùa
Người dân TP Hồ Chí Minh "tự bảo vệ" trước dịch cúm mùa

Tuy TP Hồ Chí Minh đã vào mùa khô mang khí hậu nóng ẩm đặc trưng, thế nhưng, những cơn mưa trái mùa và những cơn gió lạnh vào các buổi sáng sớm hay tối muộn tại thành phố cũng khiến người dân dè chừng vì đây là những lúc dễ dàng mắc căn bệnh cúm mùa. Để phòng ngừa bệnh, người dân thành phố đã chủ động đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm ngừa cúm mùa.

Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng
Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng

Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty dược phẩm Substipharm Biologics (Thụy Sĩ) để sớm đưa vaccine tay chân miệng về Việt Nam.