Kết nối nhu cầu nhân lực nông nghiệp giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo
Sáng 11-7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn với sự tham dự của hơn 300 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, các cơ quan, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp ngành nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn. |
Theo ông Ngô Hồng Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đến nay trên cả nước có khoảng 50 cơ sở đào tạo đại học có đào tạo các chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thủy lợi. Bộ NN- PTNT có 4 cơ sở đào tạo đại học và 28 trường cao đẳng. Đến năm 2022, các cơ sở đào tạo của Bộ NN-PTNT đã đào tạo 38 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ; 39 ngành đào tạo thạc sĩ và 97 ngành đào tạo trình độ đại học, 112 ngành đào tạo cao đẳng và 122 ngành đào tạo trung cấp.
Trong thời gian qua, bằng các nguồn kinh phí khác nhau, các cơ sở đào tạo đã đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, nhờ đó chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng từng bước được cải thiện. Kết quả đã nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, góp phần quan trọng cho việc hoàn thiện chính sách quản lý, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, góp phần xây dựng nền móng đưa Việt Nam có vị trí cao trong số những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp còn bộc lộ một số tồn tại, thách thức như: Tỷ lệ lao động ngắn hạn, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ từ trình độ sơ cấp trở lên được đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp, dưới 5%; Tỷ lệ học sinh, sinh viên đăng ký các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản giảm hơn 30% so với giai đoạn 2011-2015. Điều này đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ và sản xuất, chế biến, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.
![]() |
Các đại biểu trình bày tham luận tại hội nghị. |
Đánh giá về vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định: Đây vừa là tiền đề quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững của ngành, vừa là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nông nghiệp. Chính vì vậy, thông qua hội nghị này, Bộ NN-PTNT mong muốn sẽ có nhiều thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ chức, các cơ sở đào tạo trong và ngoài Bộ với nhiều hình thức đa dạng. Hỗ trợ và khuyến khích sinh viên đăng ký học các ngành nông nghiệp, đặc biệt là các ngành khó tuyển sinh, khó xã hội hóa. Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ. Đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức của xã hội về các cơ hội trong học tập, cơ hội việc làm, cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
![]() |
Chương trình Hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và Ngày hội việc làm do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức cuối năm 2022. |
Mục tiêu đến năm 2030, ngành NN-PTNT phấn đấu đạt bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn trên cả nước; tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt hơn 70%. Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản từ 4,6% năm 2020 lên 10% vào năm 2030. Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ phấn đấu tỷ lệ đăng ký học các ngành nông, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản chiếm 40% đối với trình độ thạc sĩ (tỷ lệ hiện nay là 37%); 30% đối với trình độ đại học (tỷ lệ hiện nay là 24%); và 20% đối với trình độ cao đẳng và trung cấp (tỷ lệ hiện nay của cao đẳng là 15,1% và trung cấp là 12,6%)…
Tin, ảnh: NGUYỄN KIỂM
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các tiền bối cách mạng
Sáng 18-3, trong không khí cả nước đang sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890/19-5-2025) và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6-1-1946/6-1-2026), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các bậc tiền bối cách mạng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Biến Nghị quyết 57 thành hiện thực, với những sản phẩm cụ thể
Sáng 18-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Tiết lộ mới về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ông sẽ có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 18-3, trong nỗ lực thúc đẩy chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.
Vụ cháy ở Bắc Macedonia: Quốc tang 7 ngày
Ngày 16-3, Bộ trưởng Nội vụ Bắc Macedonia Pance Toskovski thông báo, nhà chức trách nước này đang điều tra cáo buộc tham nhũng và hối lộ, trong vụ hỏa hoạn tại một câu lạc bộ đêm ở thị trấn Kocani khiến hàng chục người thiệt mạng.
Chống gian lận thương mại, hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trên thương mại điện tử
Đây là nội dung chính của Hội thảo được Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả Cooperatieve Vereniging SNB - React U.A (REACT) tổ chức sáng ngày 14 tháng 3, tại Hà Nội. Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam (15/3) năm 2025.
Nga phản đối triển khai "lực lượng gìn giữ hòa bình" NATO tại Ukraine
Ngày 16-3, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, việc NATO triển khai "lực lượng gìn giữ hòa bình" đến Ukraine sẽ dẫn tới cuộc xung đột toàn diện giữa Nga và liên minh này.