• Click để copy

Khả năng Nhật Bản sửa đổi hiệp ước quân sự với Mỹ

Khả năng Nhật Bản sửa đổi Hiệp ước về quy chế các lực lượng Mỹ (SOFA) với Washington đang được báo chí Nhật Bản đề cập nhiều vì đây là mối quan tâm của tân Thủ tướng Shigeru Ishiba.

Theo Thời báo Nhật Bản, trong chiến dịch tranh cử thành công vừa qua, ông Ishiba đã nhiều lần nhắc tới việc sửa đổi Hiệp ước SOFA với Mỹ. Sau khi lên nắm quyền thủ tướng, ông đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều câu hỏi từ trong chính Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền và báo giới về việc liệu việc sửa đổi này có khả thi và cần thiết hay không. 

Vậy điều gì khiến ông Ishiba muốn sửa đổi bản hiệp ước được ban hành từ năm 1960? Ông Ishiba từ đầu đã đặt ra mục tiêu đưa liên minh Nhật-Mỹ vào thế cân bằng hơn, hay nói cách khác là thiết lập một liên minh Nhật-Mỹ bình đẳng hơn. Việc cập nhật SOFA không nằm ngoài mục tiêu này và trong một cuộc tranh luận gần đây với các nhà lãnh đạo khác của LDP, ông Ishiba đã nói “tôi quyết tâm thực hiện điều đó”. 

Tân Thủ tướng Nhật Bản hiểu để sửa đổi một hiệp ước quân sự như vậy với Mỹ là điều không hề dễ dàng, nhưng ông nhấn mạnh “chúng ta không được bỏ cuộc”. Ông đã kể về cú sốc cách đây hai thập kỷ khi một chiếc trực thăng quân sự của Mỹ bị rơi tại Đại học Quốc tế Okinawa nhưng cảnh sát tỉnh này không được phép chạm vào nó. Toàn bộ mảnh vỡ của chiếc máy bay này đã được phía Mỹ thu hồi và đưa đi. “Tôi không nghĩ đây là điều mà một quốc gia độc lập, có chủ quyền nên chấp nhận”, ông Ishiba nói. Khi đó, ông Ishiba đang là tổng giám đốc cơ quan quốc phòng, tiền thân của Bộ Quốc phòng Nhật Bản. 

Khả năng Nhật Bản sửa đổi hiệp ước quân sự với Mỹ
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của quân đội Mỹ được lắp đặt tại tỉnh Okinawa. Ảnh: Kyodo 

Một số người cho rằng việc cập nhật SOFA không chỉ đặt nền tảng trong việc trao cho Nhật Bản nhiều tiếng nói hơn trong liên minh với Mỹ mà còn thúc đẩy tinh thần và là một lợi ích chiến lược cho Chính phủ Nhật Bản. Việc sửa đổi có thể giúp xoa dịu sự phản đối địa phương ở tỉnh Okinawa và những nơi khác ở Nhật Bản đối với sự hiện diện của quân đội Mỹ. Okinawa là nơi đóng quân của phần lớn lực lượng Mỹ tại Nhật Bản. Theo Thời báo Nhật Bản, một trong những thay đổi mà ông Ishiba có thể muốn là “đưa vào văn bản những từ ngữ rõ ràng về quyền của Chính phủ Nhật Bản, chẳng hạn như cảnh sát có quyền vào các căn cứ và cơ sở của Mỹ”. 

Khi hai nước chào mừng “một kỷ nguyên mới” cho liên minh vào tháng 4-2024 với chuyến thăm Washington của Thủ tướng Kishida Fumio nhằm củng cố liên minh, giới quan sát nhận định rằng động thái như vậy có thể thực sự giúp Nhật Bản trở thành “đối tác toàn cầu” của Mỹ trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Mặc dù việc sửa đổi SOFA mang lại những lợi ích mà ai cũng có thể nhìn thấy cho phía Nhật Bản, nhưng điều này gây lo ngại có thể tạo ra những rạn nứt trong quan hệ giữa Tokyo và Washington. Việc một số quan chức Nhật Bản cảm thấy không thoải mái với đề xuất sửa đổi SOFA sẽ là cản trở trong nước đối với mục tiêu của tân thủ tướng.

Ngoài ra, việc sửa đổi SOFA cũng cần có sự đồng ý của Quốc hội Mỹ. Trong bối cảnh hiện nay, Washington chẳng mấy quan tâm tới vấn đề này, nhất là khi đây là một vấn đề nhạy cảm bởi nó có thể xóa bỏ các đặc quyền mà các quân nhân Mỹ và người phụ thuộc của họ được hưởng theo thỏa thuận hiện tại, đồng thời khiến họ phải tuân thủ luật pháp nước sở tại.

Việc cập nhật SOFA là điều chưa từng xảy ra kể từ khi hai nước ký hiệp ước vào năm 1960. Thay vì sửa đổi, các vấn đề với hiệp ước này trước đây đã được giải quyết thông qua các thay đổi về hoạt động hoặc các điều khoản bổ sung.

Cho dù ông Ishiba nhắm tới sửa đổi SOFA nhưng có thể nói đây chưa phải thời điểm thích hợp để ông thúc đẩy mục tiêu này. Một ngày sau khi nhậm chức hồi đầu tháng này, tân thủ tướng Nhật Bản đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó ông bày tỏ hy vọng sẽ tiếp tục củng cố hơn nữa liên minh giữa hai nước. Việc ông Ishiba không đề cập khả năng sửa đổi SOFA trong cuộc điện đàm là một chỉ dấu cho thấy đây chưa phải là vấn đề ông đặt ưu tiên trong thời điểm mới nhậm chức bộn bề công việc, nhất là cuộc bầu cử Hạ viện sẽ diễn ra vào ngày 27-10 tới. Đảng LDP đối mặt với thách thức phải giành được đa số ghế và tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo chính phủ của mình. 

Hiện đang có nhiều dấu hiệu cho thấy, ông Ishiba đã bắt đầu cân nhắc lại đề xuất sửa đổi SOFA thành một vấn đề dài hạn. Ông cho biết sẽ thảo luận trong Đảng LDP và với những đảng khác về cách thực hiện các bước để dần tiến tới mục tiêu này. 

MAI NGUYÊN

Bài liên quan

Tin mới

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng

Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.

Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)

Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.

Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng

Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.