• Click để copy

Khai mạc Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nhiều nội dung quan trọng cho Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội

Sáng 10-4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp lần thứ 22. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các Phó chủ tịch Quốc hội sẽ luân phiên điều hành nội dung phiên họp.

Dự phiên khai mạc có: Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Ánh Xuân; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Kha; cùng đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước; đại biểu các Bộ, ngành: Công an, Tài chính, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước và đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. 

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Phiên họp này diễn ra trong 2 ngày với nhiều nội dung quan trọng, trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Sau phiên họp thứ 22 này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ có phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ thông qua 7 luật và 4 Nghị quyết. Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn tiếp theo.

 Các đại biểu dự phiên họp. 

 Các đại biểu dự phiên họp. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết dự kiến nội dung cơ bản của phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nhiệm kỳ này, công tác lập pháp được tiến hành hệ thống, bài bản trên. Trong 137 nhiệm vụ lập pháp trong kế hoạch đã thực hiện xong 111 nhiệm vụ, có 24 nhiệm vụ lập pháp đã được chuyển thành đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua. Nhiều nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát sẽ được tiếp tục đề xuất trong thời gian tới.

Về dự kiến chương trình năm 2024, nếu không có gì thay đổi thì sẽ có cả sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội về dự án Luật Bản dạng giới. Đây cũng là nét mới, một số khóa trước cũng đã có sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội nhưng chưa được thông qua.

Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về về Báo cáo của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội về chuyên đề "Việc huy động quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và việc thực hiện chính sách pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng".

Đồng thời, cũng trong phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến để trình với Quốc hội lựa chọn quyết định các chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2024.

 Quang cảnh phiên họp. 

 Quang cảnh phiên họp. 

Nhóm vấn đề thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 4 và việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 5 là kỳ họp hết sức quan trọng, trọng tâm công tác lập pháp. Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến với tổng số 20 dự án luật và dự thảo nghị quyết, số lượng gấp đôi so với những kỳ họp bình thường.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong số những nội dung này có 6 dự án luật đã được Quốc hội đã cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tư  và vừa qua được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách; về cơ bản cũng đã đạt được sự đồng thuận giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, được đại biểu Quốc hội chuyên trách đánh giá cao.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đối với các cơ quan liên quan về vấn đề tiến độ chuẩn bị và gửi hồ sơ các dự án. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cho rằng nếu gấp quá sẽ không bảo đảm và chất lượng sẽ bị hạn chế. Do đó, tinh thần là “những thứ không bảo đảm chất lượng và quy trình thì đến phút bù giờ vẫn phải bỏ lại”.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết thêm, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022, kết quả sơ bộ và tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2023 và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Nhấn mạnh dự kiến thời gian của Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khá dài, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến  cụ thể về cách bố trí thời gian, cách thức tổ chức kỳ họp để có được kết quả tốt nhất.

Nhóm vấn đề thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cụ thể là xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; cho ý kiến về việc cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xem xét, quyết định phương án phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Đồng thời, theo thường lệ tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3-2023.

THẢO PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.