Khám phá, trải nghiệm làng chài cổ Gò Cỏ, Sa Huỳnh
Trong 130 km bờ biển ở tỉnh Quảng Ngãi, có lẽ làng chai Gò Cỏ, Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ là ngôi làng cổ nhất.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, thăm làng Gò Cỏ.
Hoang sơ Gò Cỏ
Bởi lẽ, qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, làng vẫn còn ẩn chứa nhiều di chỉ nền văn hóa Sa Huỳnh. Qua khảo cổ học các nhà khảo cổ đã phát hiện nơi đây còn có nhiều dấu tích đường làng, hàng rào giếng cổ, ruộng bậc thang được xếp tỉ mỉ bằng đá granite có niên đại khoảng 250 đến 400 triệu năm.
Hiện cả làng có 12 giếng cổ và nhiều mương đá thủy lợi cổ xưa. Phương tiện đánh bắt thô sơ, nghề lưới chà vẫn còn được người dân Gò Cỏ gìn giữ. Trải qua hàng ngàn năm tác động của thời tiết và chiến tranh tàn phá, nhưng làng Gò Cỏ vẫn tồn tại, hoang sơ. Những con đường làng quanh co, hàng dừa cao vút, cả ngày không nghe tiếng chó sủa, chỉ nghe có tiếng gà gáy và tiếng người dân sinh hoạt trong các gia đình. Đời sống người dân Gò Cỏ diễn ra hàng ngày khá bình dị.
Buổi sáng đàn ông đi ra biển đánh bắt cá bằng cách thả chà, câu và bủa lưới. Phụ nữ ở nhà, thì vá lưới và chăm sóc rau màu trong vườn. Buổi tối mọi người trong làng tụ họp hát bài chòi và tự sáng tác bài chòi để sinh hoạt văn nghệ cho vui. Về làng Gò Cỏ, chúng ta như sống lại thời kỳ cổ xưa của cư dân vùng biển Quảng Ngãi. Vài năm trở lại đây, nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của Công ty Đoàn Anh Dương nên người dân làng chài cổ Gò Cỏ, Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi đã nhận thức được bảo tồn văn hóa liên kết phát triển du lịch là con đường xóa đói giảm nghèo bền vững.
Buổi sáng ở Gò Cỏ.
Năm 2018 cán bộ Công ty về với dân làng bắt đầu công việc tuyên truyền cho dân hiểu, đây là ngôi làng cổ, là “con gà đẻ trứng vàng đang ngủ quên”.Và đồng bào muốn thoát nghèo không còn cách nào khác là làm du lịch cộng đồng. Lúc đầu nghe tên gọi du lịch cộng đồng khá lạ lẫm, nhiều người trong làng không tin nên công việc triển khai thành lập Hợp tác xã du lịch cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn.
Anh Đoàn Sung, Giám đốc công ty Đoàn Ánh Dương cho biết: Để tháo gỡ khó khăn, công ty đã tổ chức cho hàng chục hộ dân trong làng đi tham quan các mô hình du lịch công đồng trong và ngoài tỉnh. Cuối cùng sau những chuyến đi người dân Gò Cỏ đã nhận thức muốn xóa đói giảm nghèo phải phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
Bờ biển Gò Cỏ xanh, sạch đẹp.
Cả làng làm du lịch cộng đồng
Sau những chuyến tham quan học tập kinh nghiệm, đầu năm 2019 mô hình Hợp tác xã du lịch cộng đồng Gò Cỏ được thành lập.Giám đốc HTX là cô gái trẻ, xinh đẹp Nguyễn Thị Diễm Kiều. Do yêu ngôi làng cổ xanh sạch đẹp nên cô gái tên Kiều, nhiêt tình giúp bà con phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
Sau 04 năm hoạt động, từ chỗ không có gì, bây giờ HTX đã xây dựng được các đội chuyên phục vụ các đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế, khám phá trải nghiệm du lịch Gò Cỏ. Toàn làng có 78 hộ, trong đó có 15 hộ đã xây dựng được mô hình du lịch Homstay. Mỗi ngày khách đến cùng ăn, cùng ở cùng lao động sản xuất với người dân, chỉ tốn 75.000đồng/người.
Nhà báo Trần Đình Quang tác nghiệp ở Gò Cỏ.
Chia tay Gò Cỏ, một chiều Thu, người dân làng Gò Cỏ vẫn còn nhắn gửi tôi bao nỗi niềm như: Làm sao nhà báo tuyên truyền cho các sở, ngành đoàn thể và chính quyền các cấp, giúp dân Gò Cỏ liên kết du lịch và được vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng. Làm sao 78 hộ dân trong làng, ai cũng có Homstay để bà con làm du lịch cộng đồng, vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững. Lúc ấy, thương hiệu Gò Cỏ sẽ nổi tiếng khắp nơi trong và ngoài nước.
Và ngày ấy, nếu nhà báo có dịp quay lại làng Gò Cỏ sẽ thấy đổi thay hơn. Và hiện nay, người dân Gò Cỏ đang tích cực vận động con em của làng đi làm ăn xa, quay về làng cùng dân làng làm du lịch cộng đồng. Tôi mong điều ấy sớm trở thành hiện thực để vùng đất văn hóa cổ Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi có một điểm du lịch lý tưởng, du khách nô nức tìm về.
Bài và ảnh Trần Đình Quang - Văn Xuân
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.