• Click để copy

Không gộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với thuế tài nguyên

Chiều 15-11, tiếp tục Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Sau khi báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy phân tích, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp cho Nhà nước để tiếp cận, khai thác, đưa khoáng sản ra khỏi lòng đất, chuyển từ tài nguyên quốc gia, tài sản thuộc sở hữu toàn dân thành tài sản thuộc sở hữu riêng của tổ chức, cá nhân.

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên có sự khác nhau về cơ chế xác định, việc thu, nộp và không trùng lắp thủ tục hành chính. Do đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục cải cách hành chính liên quan đến việc nộp thuế, nộp tiền cấp quyền để bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân; quy định tiền cấp quyền đối với tài nguyên khoáng sản cũng thống nhất với pháp luật về tài nguyên nước.

Trường hợp bỏ quy định thu tiền cấp quyền thì không có cơ sở tính giá khởi điểm khi tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Do vậy, dự thảo luật tiếp tục quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và không gộp với thuế tài nguyên.

Không gộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với thuế tài nguyên
Quang cảnh phiên họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Về điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoáng sản, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, hiện nay có 3 dự án luật cùng trình Quốc hội thông qua ngay tại Kỳ họp thứ tám là dự án Luật Điện lực (sửa đổi), dự án Luật Địa chất và khoáng sản (sửa đổi), dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Tuy nhiên, điều chỉnh về quy hoạch lại tiếp cận theo 2 hướng khác nhau; tên gọi, căn cứ và thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch cũng khác nhau và cũng không thống nhất với luật gốc là Luật Quy hoạch.

Không gộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với thuế tài nguyên
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu.

Cụ thể, trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản có một tên gọi mới là “quy hoạch khoáng sản” thuộc hệ thống quy hoạch ngành quốc gia. Nhưng trong Luật Quy hoạch chỉ có “quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản”, “quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng”. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát, đề xuất một phương án thống nhất, khả thi để thực hiện chung.

Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp, hoàn thiện báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo luật, bảo đảm chất lượng dự án luật trình Quốc hội xem xét, quyết định; trong đó, lưu ý, rà soát để bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật và thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong công tác xây dựng luật.

AN AN

Tin mới

Hà Tĩnh triệt phá đường dây vận chuyển ma túy rất lớn từ Lào về Việt Nam
Hà Tĩnh triệt phá đường dây vận chuyển ma túy rất lớn từ Lào về Việt Nam

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh vừa chủ trì, phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an địa bàn bắt giữ 02 đối tượng vận chuyển trái phép 45 kg ma túy các loại qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Phát huy lực lượng tại chỗ ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt lịch sử
Phát huy lực lượng tại chỗ ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt lịch sử

Đến sáng ngày 23-7, lũ lụt trên các xã vùng cao tỉnh Nghệ An vẫn diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng hơn các tuyến đường giao thông kết nối với các xã ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Chính quyền địa phương đang phát huy tối đa lực lượng tại chỗ để ứng phó với các tình huống, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga - Ukraine bị phủ bóng
Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga - Ukraine bị phủ bóng

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại với nhiều diễn biến giằng co dai dẳng, những tin tức về vòng đàm phán tiếp theo tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) giữa hai bên đang bị phủ bóng bởi nỗ lực gia tăng cung cấp vũ khí cho Ukraine của Mỹ và các nước châu Âu.

Thuế quan của Mỹ: Nhà Trắng công bố Tuyên bố chung về Hiệp định Thương mại đối ứng với Indonesia
Thuế quan của Mỹ: Nhà Trắng công bố Tuyên bố chung về Hiệp định Thương mại đối ứng với Indonesia

Rạng sáng 23-7 theo giờ Việt Nam, Nhà Trắng đã công bố Tuyên bố chung về Hiệp định Thương mại đối ứng giữa Mỹ và Indonesia nhằm tăng cường quan hệ kinh tế song phương, qua đó tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu của cả hai nước tiếp cận thị trường nhau ở mức độ chưa từng có. Hiệp định Thương mại đối ứng sẽ kế thừa mối quan hệ kinh tế lâu dài song phương, trong đó có Hiệp định khung về thương mại và đầu tư Mỹ - Indonesia, ký kết ngày 16-7-1996.

Mỹ đồng ý giảm nhẹ thuế quan với Philippines
Mỹ đồng ý giảm nhẹ thuế quan với Philippines

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22-7 đã đồng ý giảm nhẹ mức thuế quan với Philippines, từ 20% xuống còn 19%, sau cuộc gặp mà ông gọi là thành công với người đồng cấp Ferdinand Marcos Jr..

Quân sự thế giới hôm nay (23-7): Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu vượt âm ET-LDHCM
Quân sự thế giới hôm nay (23-7): Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu vượt âm ET-LDHCM

Quân sự thế giới hôm nay (23-7) gồm các nội dung: Ấn Độ thử nghiệm tên lửa hành trình siêu vượt âm ET-LDHCM; Mỹ điều UAV MQ-9A Reaper tới Hàn Quốc; Nhật Bản giới thiệu tàu hộ vệ tên lửa lớp Mogami nâng cấp cho Australia.