• Click để copy

Không mua bán điện mặt trời mái nhà: Nên áp dụng trong thời gian ngắn, sau đó tính giá

Nhiều chuyên gia đồng tình với chủ trương không mua bán điện mặt trời mái nhà. Việc này sẽ áp dụng trong thời gian ngắn từ 3-5 năm, sau đó tính toán để tính giá.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Triển khai Quy hoạch Điện VIII và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu với mục tiêu tạo cơ sở, hành lang pháp lý để thực hiện đạt mục tiêu, định hướng phát triển đối với nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được quy định tại Quy hoạch Điện VIII.

Không mua bán điện mặt trời mái nhà: Nên áp dụng trong thời gian ngắn, sau đó tính giá
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng điện bao nhiêu thì sản xuất (hay lắp đặt) bấy nhiêu, sản xuất để đủ dùng. Ảnh: Nam Trần

Tại dự thảo, Bộ Công Thương nêu rõ, “tự sản, tự tiêu” là tự sản xuất, rồi tự tiêu thụ, hay nói cách khác là tự cung, tự cấp. Như vậy, đối với vấn đề sử dụng điện, lợi ích ở đây là cho chính người dùng điện được chủ động một phần nguồn điện cho mục đích tự sử dụng của mình và giảm bớt sự phụ thuộc nguồn điện từ hệ thống điện quốc gia. Theo đó, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng điện bao nhiêu thì sản xuất (hay lắp đặt) bấy nhiêu, sản xuất để đủ dùng, nếu thiếu thì nhà nước cấp bù thêm và không khuyến khích lắp đặt thừa công suất để phát lên hệ thống điện quốc gia.

Như vậy, ở góc độ nhà nước, người dân và doanh nghiệp, việc xây dựng hay lắp đặt điện mặt trời mái nhà để tự sản, tự tiêu không phải là đầu tư để kinh doanh hay tìm kiếm lợi nhuận mà là mua sự tiện ích, sự chủ động trong việc sử dụng điện.

Hiện nay, dự thảo Nghị định gồm 3 Chương, 11 Điều đang được Bộ Công Thương tổ chức lấy ý ‎kiến rộng rãi. Những ngày qua, xung quanh dự thảo Nghị định, một trong những nội dung được thảo luận, trao đổi nhiều nhất là việc có hay không việc mua bán điện mặt trời mái nhà.

Không mua bán điện mặt trời mái nhà: Nên áp dụng trong thời gian ngắn, sau đó tính giá
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nêu quan điểm: Đồng tình với Bộ Công Thương về quy định “ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng" khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích - chi phí và các hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới

Chia sẻ quan điểm về nội dung này, TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, dự thảo Nghị quy định cơ chế, chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu chủ yếu tập trung vào cơ chế quản lý điều hành và khuyến khích cho 2.600 MW điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được phát triển đến năm 2030 theo Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 phê duyệt Quy hoạch Điện VIII. Song, theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, cơ chế khuyến khích cần đảm bảo quản lý điều hành trong ngắn và trung hạn, nhưng cần có tầm nhìn bao quát, có thể phát huy tác dụng trong dài hạn và tránh các hiểu lầm về ý nghĩa “khuyến khích”.

Hiện nay hầu như các hộ lắp điện mặt trời mái nhà đều có nhu cầu mua điện, ngoài phần tự phát, nhu cầu nối lưới. Đây là hợp lý, tự nhiên. Việc không chấp nhận cho điện mặt trời mái nhà đấu nối làm cho các hệ thống điện mặt trời mái nhà phải lắp bộ chống phát ngược (zero export) dẫn đến lãng phí xã hội, đồng thời tạo ra nhiều bất lợi về kỹ thuật và khả năng vận hành lâu dài của các hệ thống điện mặt trời mái nhà (hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ giảm tuổi thọ đáng kể nếu bị ngắt quá nhiều bởi chức năng chống phát ngược).

Do vậy, TS. Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh: “Khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích - chi phí và các hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới, chúng tôi đồng tình với Bộ Công Thương về quy định “ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng””.

Quy định đó bao hàm, “ghi nhận” nghĩa là giá trị tài sản xã hội đó được xác nhận là đóng góp (hoặc tác động bất lợi) đối với bên cung cấp điện, như vậy cần có những tính toán cụ thể về “lợi và hại” của sản lượng điện này.

Ví dụ, mặt lợi là giảm đầu tư nguồn mới, giảm được chi phí truyền tải phân phối, giảm phát thải khí nhà kính... Trong khi đó, mặt hại là phải tiết giảm/ngừng các tổ máy phát điện có hiệu quả kinh tế, tăng chi phí điều độ, điều áp dưới tải... do dư thừa nguồn vào thấp điểm trưa và không phát vào cao điểm chiều - TS. Nguyễn Anh Tuấn dẫn chứng và cho biết, với những giá trị ghi nhận kể trên trước mắt, có thể được Chính phủ cho phép hạch toán vào chi phí đầu tư cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, không được coi là lợi nhuận của bên cung cấp điện. Cần có những giải thích rõ ràng để tránh suy diễn, kích động với chính sách.

Cùng đó, việc sử dụng cụm từ “giá 0 đồng” thời điểm này chỉ là tạm thời và thận trọng, chống trục lợi chính sách trong khi chưa có những kinh nghiệm thực tế áp dụng, vì vậy kiến nghị trong dự thảo Nghị định cần có quy định về thời gian áp dụng mức giá 0 đồng này, trước mắt có thể là giai đoạn ba năm 2024-2027. Ngoài ra, TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng đề xuất, Bộ Công Thương nên tiếp tục cho nghiên cứu tính toán, đánh giá đầy đủ lợi ích - chi phí về kỹ thuật, tác động về pháp lý, kinh tế-xã hội để giai đoạn sau có quy định giá hợp lý. Khi đó Nhà nước có thể quy định mức giá cao, thấp hoặc giá âm, tùy thời điểm, tùy khu vực địa lý.

Đáng chú ý, đưa ra các góp ý để hoàn thiện dự thảo Nghị định về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, TS. Nguyễn Anh Tuấn đề xuất nên có quy định các chính sách hỗ trợ, mang lại các ưu đãi cho các đối tượng cần khuyến khích khi phát triển điện mặt trời mái nhà (ví dụ như vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo, khu vực có yếu tố thời tiết ít thuận lợi trong khi nhu cầu phụ tải cao, hoặc truyền tải điện khó khăn). Tại các khu vực địa lý này, có thể cho phép dùng cơ chế bù trừ (net-metering). Có thể quy định mức phát lên lưới không vượt quá 20-30% phụ tải tự tiêu thụ; cũng có thể quy định cơ chế bù trừ khi phát vào lưới 3 kWh được trừ 1 kWh mua điện... Cần có tính toán cụ thể để xác định.

Không mua bán điện mặt trời mái nhà: Nên áp dụng trong thời gian ngắn, sau đó tính giá
Nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng nhất trí với sự cần thiết phải ban hành cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời áp mái theo hình thức tự sản, tự tiêu. Ảnh minh họa

Chung quan điểm, PGS Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí Đại học Bách Khoa cũng cho rằng, trong vòng 5 năm tới, không có việc mua bán và thương mại trong việc phát triển điện mặt trời áp mái. Ông lý dẫn chứng, Nhật Bản mất 40 năm để phát triển năng lượng tái tạo và đến nay tổng công suất của năng lượng tái tạo của Nhật trong lưới điện quốc gia dao động trong khoảng 30 - 40%. Tại Việt Nam, chỉ trong vòng 6 năm, tổng công suất của các nguồn điện năng lượng tái tạo đã đạt 28,5%. Đây là một áp lực khủng khiếp lên lưới điện quốc gia và Tập đoàn Điện lực Việt Nam không thể nào điều độ được.

Chưa kể, hiện nay toàn bộ hệ thống nhiệt điện bây giờ luôn luôn phải chạy ép để nhường lưới điện cho năng lượng tái tạo mà năng lượng mặt trời là năng lượng phi tuyến, chỉ cần một đám mây đi qua là lập tức tải tụt xuống ngay. Do vậy, thời điểm này chúng ta không thể đưa đấu nối ở các dự án ngoài Quy hoạch điện VIII, bởi sẽ làm cho hệ thống lưới điện không ổn và cực kỳ nguy hiểm cho an toàn lưới điện quốc gia.

Trước đó, vào ngày 4/5, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định quy định cơ chế chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Qua thảo luận, tại Hội thảo các đại biểu cùng nhất trí về sự cần thiết phải ban hành cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời áp mái theo hình thức tự sản, tự tiêu bởi thông qua việc phát triển điện mặt trời áp mái chúng ta có cơ hội bổ sung nguồn cho hệ thống điện quốc gia, nhất là vào thời kỳ cao điểm; có cơ hội bổ sung khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao và tăng nhanh.

Các đại biểu cũng cho rằng, chính sách cũng sẽ góp phần giảm áp lực đầu tư từ nhà nước, đồng thời khai thác phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư ngoài xã hội, nói cách khác là huy động các nguồn lực ngoài xã hội để đầu tư phát triển cho nguồn điện cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của đất nước, cùng với đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng của các đối tượng sử dụng điện. Hơn thế nữa, thông qua việc khuyến khích phát triển nguồn điện này sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050.

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.