Kịch bản Hungary rời EU có thể xảy ra
Những bất đồng không dễ hóa giải giữa Hungary và Liên minh châu Âu (EU) liệu có dẫn tới việc quốc gia này sẽ rời khỏi ngôi nhà chung châu Âu?
Theo RT, phát biểu trên kênh truyền hình ATV của Hungary mới đây, cựu Thống đốc Ngân hàng Quốc gia nước này Andras Simor tuyên bố rời khỏi EU có thể sớm trở thành một giải pháp thay thế thực sự cho Hungary. Cựu quan chức khẳng định mặc dù việc rời khỏi khối theo kiểu Brexit là một kịch bản khó xảy ra nhưng không phải là không thể. “Đó là xác suất. Nếu năm ngoái xác suất là 10% thì đến giờ đã tăng lên 20%, 30%”, ông Simor nhấn mạnh.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đến hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU, tại Brussels (Bỉ), tháng 5-2022. Ảnh: Reuters |
Trích dẫn tỷ lệ lạm phát gia tăng tại nước này và việc EU giữ lại 30 tỷ USD tài trợ cho Budapest, ông Simor nói rằng ông quan ngại Chính phủ Hungary sẽ đưa đất nước vào tình thế mà việc rút khỏi EU trở thành một giải pháp thay thế thực sự. Mặc dù Hungary là nước hưởng lợi ròng từ viện trợ của EU, nhưng phần lớn khoản hỗ trợ này vẫn bị đóng băng trong vài năm qua. Theo các quan chức ở Brussels, các chính sách chống nhập cư cứng rắn của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, cáo buộc đàn áp quyền độc lập tư pháp và quyền tự do truyền thông là lý do dẫn đến việc EU trì hoãn hỗ trợ cho Hungary.
Thực tế, không chỉ ở vấn đề viện trợ, Budapest và Brussels lâu nay vẫn “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong một loạt vấn đề nóng như di cư, xung đột ở Ukraine... Hồi đầu tháng 7, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về di cư Hungary-Áo-Serbia diễn ra tại Áo, Thủ tướng Orban đã thẳng thừng tuyên bố Hungary sẽ không thực hiện các quyết định của EU về di cư bao gồm việc chấp nhận hạn ngạch bắt buộc cũng như nghĩa vụ xây dựng các trại di cư, đồng thời cho rằng, các biện pháp của châu Âu rõ ràng là không hiệu quả và cần được thay thế.
Đối với xung đột Ukraine, mặc dù Hungary đã dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với viện trợ kinh tế của EU dành cho Ukraine vào năm ngoái, để đổi lấy việc tiếp cận một phần số tiền viện trợ bị đóng băng, tuy nhiên Thủ tướng Orban vẫn tiếp tục chỉ trích sự ủng hộ của khối đối với Kiev. Ông đã nhiều lần kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine, đồng thời cáo buộc các quan chức Brussels ủng hộ gây xung đột với Nga, làm tổn hại đến lợi ích của châu Âu.
Hungary là một trong những đồng minh châu Âu cuối cùng của Nga, luôn thúc đẩy những nỗ lực cản trở các lệnh trừng phạt của khối này nhằm vào Moscow. Và suốt hơn một thập kỷ qua, EU chưa thể thay đổi được lập trường này. Năm 2022, khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đề xuất loại bỏ dần các loại năng lượng từ Nga, nhằm đưa châu Âu thoát khỏi phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch của Moscow, Hungary đã lập tức tuyên bố không ủng hộ bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với xuất khẩu năng lượng của Nga.
Theo Al Jazeera, Hungary phụ thuộc rất nhiều vào dầu và khí đốt của Nga. Đề xuất tẩy chay dầu Nga của EU khi đó chẳng khác nào “một quả bom nguyên tử ném xuống nền kinh tế, phá hủy nguồn cung cấp năng lượng ổn định” của Hungary. Đó là lý do Budapest khó chấp nhận các biện pháp trừng phạt năng lượng Nga của EU. Dù là quốc gia thành viên của cả EU lẫn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng Hungary tuyên bố sẽ duy trì quan hệ với Nga và kêu gọi các quốc gia khác cũng hành động tương tự.
Sau “cú sốc” Anh rời khỏi EU vào năm 2020, từng có không ít lời đồn đoán về quốc gia tiếp theo có thể nối gót Anh. Những bất đồng trong quan điểm hành động ngày càng gia tăng giữa các thành viên EU nói chung, giữa Budapest và Brussels nói riêng, cho thấy vết rạn đang lan rộng và đe dọa mục tiêu nhất thể hóa, vốn là niềm tự hào của liên minh suốt nhiều thập kỷ qua. Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine gây ra những xáo trộn cho các mối quan hệ quốc tế, những quốc gia gắn liền lợi ích với cả hai bên như Hungary sẽ rất khó để giữ sự cân bằng quan hệ với cả Nga và EU.
GIA HUY
Tin mới
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.