• Click để copy

Kỷ niệm sâu sắc về những lần được gặp Bác Hồ

Bác Hồ đã đi xa nhưng ký ức về những lần được gặp Người lãnh tụ vĩ đại của các thanh, thiếu niên Hà Nội năm xưa vẫn in đậm trong tâm trí họ.

Những cái nắm tay thật chặt rồi những cử chỉ gần gũi, thân mật của Bác Hồ cho đến giờ vẫn vẹn nguyên trong trái tim của những thanh, thiếu niên tiêu biểu của Hà Nội vinh dự được gặp Bác.

Giờ đây, khi đã ở vào tuổi “bát thập cổ lai hy” nhưng mỗi khi nhìn lại bức ảnh mà bà Lê Bích Châu được cùng với các học sinh Thủ đô vào chúc mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Tết Dương lịch (1-1-1956) trong lòng bà lại bồi hồi xúc động.

Kỷ niệm Ngày sinh nhật Bác năm nay, bà Lê Bích Châu đã trao tặng bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi (trong đó có bà hồi nhỏ), chụp tại Phủ Chủ tịch cho Bảo tàng Hà Nội để trưng bày tại triển lãm “Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội”. Đây là triển lãm do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hội Di sản văn hóa Việt Nam thực hiện nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890/19-5-2023).

Bà Lê Bích Châu trong bức ảnh chụp với Bác Hồ và hiện nay.

Bà Lê Bích Châu trong bức ảnh chụp với Bác Hồ và hiện nay.

Kể về kỷ niệm lần đầu tiên được gặp Bác Hồ, bà Lê Bích Châu nhớ lại: "Lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ ngày 1-1-1956, lúc đó tôi là học sinh của Trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hôm đó là Tết Dương lịch nên tôi và các bạn trong trường đến chúc Tết Bác Hồ. Chúng tôi được trò chuyện với Bác nhiều hơn do đoàn đến thăm Bác chỉ có khoảng hơn 10 cháu. Chúng tôi đã được nói chuyện với Bác hơn 1 tiếng. Đến giờ, ký ức về những ngày đó vẫn in đậm trong tâm trí của tôi".

“Khi chúng tôi gặp Bác, Bác đến gần và hỏi từng cháu, hoàn cảnh gia đình ra sao, tên là gì, học ở đâu và còn khuyên bảo rất nhiều điều. Tấm lòng của Bác Hồ vô cùng bao la. Lúc đó, tôi còn nhỏ, chưa hiểu hết ý nghĩa của những lời Bác Hồ dạy nhưng đến bây giờ thì tôi thấy rất xúc động và thấm nhuần lời dạy của Bác. Chính vì vậy, cả đời tôi luôn học tập và làm theo lời Bác dạy. Chúng tôi nói chuyện và hát múa xung quanh Bác, Bác hỏi từng cháu và kiểm tra 5 điều Bác Hồ dạy. Đương nhiên chúng tôi ai cũng thuộc vanh vách. Buổi đầu tiên được gặp Bác Hồ khi ấy, tôi được Bác cho kẹo nhưng đã không ăn mà để dành mang về cho em trai. Tôi đã vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ”, bà Lê Bích Châu kể.

Hà Nội là nơi ghi dấu tình cảm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, đặc biệt là các cháu thanh, thiếu niên. Tư tưởng, tình cảm và những lời căn dặn ân cần, sâu sắc của Người đến nay là một di sản vô giá.

Với bà Nguyễn Thị Nga, người vinh dự đã có hai lần được gặp Bác Hồ thì ấn tượng của bà về Người lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam cho đến bây giờ vẫn in đậm trong trái tim. Tại triển lãm “Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội”, bà Nguyễn Thị Nga đã trao tặng Bảo tàng Hà Nội bức ảnh chụp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Đại hội Thể thao Thủ đô, tháng 2-1961. Bà Nguyễn Thị Nga vinh dự 2 lần được gặp Bác Hồ.

Bức ảnh này đã được bà Nguyễn Thị Nga giữ gìn và bảo quản trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, để Bảo tàng Hà Nội có thêm tư liệu về Bác, bà Nguyễn Thị Nga đã quyết định trao tặng cho Bảo tàng để tiếp tục bảo quản và giới thiệu tới đông đảo công chúng.

Hai lần được gặp Bác Hồ đều để lại những cảm xúc vô cùng thiêng liêng đối với bà Nguyễn Thị Nga. Lần nào được gặp Bác thì Bác cũng đến từng người để hỏi thăm tình hình gia đình, học hành, ăn uống sinh hoạt…

"Trong lần thứ hai tôi được gặp Bác Hồ là tại Đại hội Thể thao Thủ đô. Lúc đó, tôi là đội trưởng của Đội bóng chuyền. Khi Bác đến thăm, Bác hỏi từng vận động viên ở đơn vị nào, hoàn cảnh gia đình ra sao. Khi đến gần tôi là người xếp hàng cuối cùng của đoàn thì Bác hỏi tôi, và tôi nói là đã được gặp Bác một lần, Bác thấy tôi đáp lại nhanh nhảu quá thì Bác thân mật vuốt vào má. Lúc đó trong đoàn ai cũng nhìn nhau bảo tôi sướng thế. Cảm xúc của tôi khi ấy là vô cùng hãnh diện và vui mừng bởi cử chỉ của Bác như một người thân trong gia đình", bà Nguyễn Thị Nga nhớ lại.

Các nhân chứng và đại biểu tại buổi giao lưu trong khuôn khổ triển lãm

Các nhân chứng và đại biểu tại buổi giao lưu trong khuôn khổ triển lãm "Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội".

Ấn tượng về hai lần được gặp Bác Hồ mãi mãi là những ký ức không bao giờ quên đối với bà Nguyễn Thị Nga. Năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Lúc đó, bà Nguyễn Thị Nga mới sinh con chưa được 10 ngày. “Nghe tin Bác mất, nước mắt tôi cứ trào ra, trái tim mình như bị bóp nghẹn lại. Mặc dù đang trong thời gian ở cữ nhưng tôi nói với chồng rằng, rất muốn được đến viếng Bác để tiễn đưa Người về nơi an nghỉ cuối cùng. Nếu không được đến viếng Bác thì lòng tôi sẽ day dứt suốt cuộc đời. Chồng tôi đã đồng ý và đưa tôi vào viếng Bác. Giây phút được thấy Bác lần cuối cùng đó cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên. Tuy Bác đã đi xa nhưng hình ảnh của Người và những lời căn dặn của Bác sẽ mãi ghi dấu trong trái tim của tôi”, bà Nguyễn Thị Nga bày tỏ.

Khắc ghi lời Bác dạy, hai người phụ nữ của Hà Nội đã suốt đời học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ. Đến bây giờ, câu chuyện về những lần được gặp Bác và những điều Bác Hồ dạy đã họ được kể lại cho thế hệ trẻ để các em tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện như Bác hằng mong muốn lúc sinh thời. 

KHÁNH HUYỀN (ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.