Lịch sử hình thành mã QR
Những mã QR hình vuông vô cùng phổ biến và hiện diện khắp nơi hiện nay thực ra đã được phát minh bởi một kỹ sư người Nhật Bản cách đây 30 năm.
Ông Masahiko Hara - người đã phát minh ra mã QR. Ảnh: mainichi.jp
Tờ Mainichi Shimbun cho biết đó là kỹ sư Masahiro Hara (67 tuổi). Ông Hara làm việc tại công ty Denso Wave chuyên sản xuất thiết bị công nghiệp thuộc Tập đoàn Toyota. Ông chia sẻ về lý do tạo mã QR: “Ban đầu, tôi tạo ra chúng để theo dõi các linh kiện ô tô tại nhà máy”. Đó là năm 1992 khi ông Hara vẫn còn làm việc tại bộ phận nghiên cứu và phát triển mã vạch của Denso Corp, công ty mẹ của Denso Wave.
Denso Corp tập trung nghiên cứu và phát triển để hiện đại hóa phương pháp sản xuất kanban của Toyota, còn được gọi là phương pháp đúng lúc. Vào thời điểm đó, Denso Corp dùng mã vạch để theo dõi linh kiện ô tô được vận chuyển. Nhưng mã vạch chỉ có thể chuyển đổi thông tin khoảng 20 chữ, số. Càng nhiều thông tin cần miêu tả, chẳng hạn như lịch sử sản xuất và vận chuyển, thì càng cần nhiều mã vạch, dẫn đến một sản phẩm cần khoảng 10 mã vạch.
Công nhân đã sử dụng đầu đọc để quét mã vạch của từng sản phẩm mỗi khi họ vận chuyển chúng. Trong giai đoạn bận rộn, hàng nghìn mã vạch cần được quét, dẫn đến thách thức lớn về hiệu quả làm việc.
Ông Hara bắt tay vào phát triển một loại mã mới có thể chứa nhiều thông tin và quét được một cách hiệu quả. Ông tập trung vào mã hai chiều (2D), vốn bắt đầu được phát triển ở Mỹ. Trong khi mã vạch được coi là một chiều (1D) với các đường thẳng đứng đặt cạnh nhau, thì mã 2D bao gồm các ô nhỏ được xếp thành hàng như một bức tranh khảm, tạo điều kiện để có thể chứa nhiều thông tin trong một không gian nhỏ. Tuy nhiên, bất tiện phát sinh khi các hình dạng hoặc ký tự khác xuất hiện ở gần mã, máy quét không thể phân biệt và mất thời gian để đọc thông tin chính xác.
Sau một số thử nghiệm và sai sót, mã QR của ông Hara đã ra đời. Nếu nhìn kỹ vào một mã QR, bạn có thể thấy những ô vuông màu đen nhỏ hơn ở ba góc của hình vuông. Chúng được gọi là “mẫu phát hiện vị trí”, vô cùng đặc biệt với mã QR. Ý tưởng đến với Hara khi ông nhìn ra ngoài cửa sổ tàu hỏa và thấy một tòa nhà có cửa sổ không khớp nhau ở các tầng trên.
Nhờ “mẫu phát hiện vị trí”, máy quét nhanh chóng nhận dạng mã QR và đọc thông tin chứa trong đó. Đây là một trong những điểm hấp dẫn của mã QR và cũng là một phần tên của mã này: "QR" là viết tắt của "quick response” (tạm dịch: phản hồi nhanh).
Ngoài khả năng nhận diện nhanh và chính xác, lượng thông tin có thể đưa vào mã tăng đáng kể, lên 1.800 ký tự kanji của Nhật Bản, tương đương với một tài liệu cỡ A4. Với những ưu điểm này, mã QR ra mắt thế giới vào năm 1994.
Điều đặc biệt là Denso Corp đã chọn không đăng ký quyền sáng chế đối với mã QR. Mục đích của Denso Corp là để mã QR phổ biến rộng rãi rồi từ đó công ty tăng lợi nhuận thông qua việc bán máy quét và các thiết bị liên quan khác.
Vào thời điểm đó, chỉ các tổ chức mới sử dụng mã QR. Sự phát triển của điện thoại di động là bước khởi đầu cho giai đoạn bùng nổ khiến người người nhà nhà biết đến mã QR. Năm 2002, tập đoàn Sharp (Nhật Bản) ra mắt điện thoại di động có đầu đọc mã QR. Sau đó, các nhà sản xuất khác cũng làm theo.
Người dân quét mã QR để thanh toán tại quầy bán thịt ở Chợ Tân Đinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Văn Phúc – TTXVN
Khi người tiêu dùng sở hữu máy quét, các tập đoàn bắt đầu sử dụng mã QR được nhúng với thông tin liên kết người dùng tới trang web của họ.
Với sự ra đời của điện thoại thông minh, việc sử dụng mã QR đã vượt xa mong đợi của ông Hara và các đồng nghiệp. Điều khiến ông ngạc nhiên nhất là mã QR hiện được sử dụng để thanh toán.
Nền tảng thanh toán trực tuyến Alipay đã bắt đầu sử dụng mã QR để trao đổi số tiền thanh toán của người dùng và các thông tin liên quan khác.
Ông Hara cười và nói: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mã QR sẽ được sử dụng để trao đổi tiền. Tôi vẫn lo lắng có thể xảy ra sai sót nghiêm trọng”.
Năm 2014, Hara và nhóm của ông đã trở thành những công dân Nhật Bản đầu tiên giành được Giải thưởng Nhà phát minh châu Âu do Văn phòng Bằng sáng chế châu Âu trao tặng hàng năm.
Hara cho biết sau khi nghỉ hưu, ông muốn làm nông nghiệp. Ông chia sẻ: “Tôi muốn phát triển nhiều loại trái cây và rau quả mới để chúng ngon hơn”. Mục tiêu này của Hara cũng khá gần gũi với công việc kỹ sư của ông.
Theo Mainichi Shimbun, TTXVN
Tin mới
Thành ủy TP Hồ Chí Minh chú trọng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho phóng viên, biên tập viên
Sáng 20-11, Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP Hồ Chí Minh.
Xử lý vi phạm kết hợp tuyên truyền người dân cùng giữ gìn trật tự an toàn giao thông
Ngày 20-11, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội cho biết, dịp cuối năm 2024, với lưu lượng phương tiện tăng mạnh, tình trạng ùn tắc và vi phạm giao thông dự kiến sẽ gia tăng.
Tạm giữ hơn 100 vợt Pickleball không rõ nguồn gốc và nhập lậu tại thành phố Vũng Tàu
Thực hiện Kế hoạch số 515/KH-QLTTBV ngày 29/10/2024 của Cục QLTT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ giám sát, theo dõi các cơ sở kinh doanh dụng cụ thể thao, trong đó có kinh doanh mặt hàng vợt Pickleball - môn thể thao đang được ưa chuộng trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.
Các xạ thủ của Quân đội nhân dân Việt Nam giành thêm 15 huy chương vàng tại AARM-32
Ngày 20-11, bước sang ngày tranh tài thứ tư trong khuôn khổ Giải bắn súng quân dụng Lục quân các nước ASEAN lần thứ 32 (AARM-32) tại Philippines, các vận động viên Đoàn tuyển thủ bắn súng quân dụng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nỗ lực thi đấu và giành được 15 huy chương vàng, 5 huy chương đồng.
5 nguyên nhân ô nhiễm không khí Hà Nội
Theo kết quả quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường; báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, ô nhiễm không khí ở Hà Nội bắt đầu từ khoảng tháng 10 và kéo dài đến tháng 4 năm sau, tập trung tại một số điểm có mật độ giao thông lớn và nhiều cơ sở sản xuất. Trong ngày có hai khung giờ ô nhiễm nghiêm trọng là khung giờ đi làm buổi sáng (6-8 giờ) và tan tầm buổi chiều (17-19 giờ).
Giá vàng hôm nay (20-11): Nối dài đà tăng
Theo ghi nhận vào lúc 14 giờ hôm nay (20-11), giá vàng trên thị trường trong nước nối dài đà tăng, trong đó có vàng Phú Quý SJC tăng 900.000 đồng/lượng.