• Click để copy

Liên quan đến giá, OPEC+ dự định cắt giảm 2 triệu thùng/ngày

Hôm nay, ngày 05/10, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác - OPEC+ triệu tập cuộc họp trực tiếp đầu tiên tại Viena (Áo), kể từ khi các biện pháp hạn chế về Covid-19 được áp đặt hồi năm 2020.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều thông tin cho rằng, OPEC+ sẽ cắt giảm mạnh sản lượng dầu, do lo ngại tình trạng suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.

Nếu quyết định này được công bố chính thức, đây sẽ là mức cắt giảm mạnh nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến giá dầu thô sụt giảm.

Hiện Mỹ đang vận động kêu gọi OPEC+ không nên cắt giảm sản lượng dầu bởi điều này sẽ dẫn đến việc giá dầu tăng cao trở lại. 

Ảnh minh họa AFP/TTXVNẢnh minh họa AFP/TTXVN.

Giá dầu mỏ thế giới đã tăng lên gần 140 USD/thùng hồi tháng Ba năm nay sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng sau đó đã giảm xuống còn khoảng 80 USD/thùng do giới đầu tư lo ngại suy thoái kinh tế..

Trong khi các nhà quan sát thị trường cũng nhận thấy, OPEC + có thể cắt giảm ít nhất 500.000 thùng mỗi ngày để ngăn chặn đà giảm giá dầu. Tại cuộc họp hồi tháng Chín, liên minh này đã cắt giảm 100.000 thùng mỗi ngày trong tháng 10, bất chấp lời kêu gọi từ các nước tiêu thụ để giúp kiềm chế lạm phát tràn lan bằng cách tiếp tục bơm thêm dầu.

Trước hết, các nhà phân tích nhận định, việc cắt giảm sản lượng sẽ gửi một tín hiệu toàn cầu rằng OPEC+ muốn giành lại quyền kiểm soát thị trường mà họ tin rằng đã đi chệch khỏi các nguyên tắc cơ bản về cung và cầu.

Thứ hai, OPEC+ cho rằng, có sự đầu cơ khiến giá dầu tăng vọt chứ không phải do nhu cầu thị trường trong bối cảnh suy thoái và khủng hoảng toàn cầu hiện nay.

Thứ ba, việc cắt giảm lớn hơn dự kiến ​​(nếu được thông qua), sẽ phản ánh lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại do chính sách thắt chặt tiền tệ của hầu hết các ngân hàng trung ương lớn.

Thứ tư, giá dầu đã giảm 31% kể từ đầu tháng Tám do lo ngại liên quan đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều này khiến doanh thu từ dầu mỏ khổng lồ mà Saudi Arabia và các đối tác OPEC+ cũng giảm đáng kể kể từ đầu năm. Do đó, các nước xuất khẩu dầu muốn ổn định thị trường, ổn định cung cầu, cũng như ngăn đà giảm giá với mong muốn duy trì mức giá gần 90 USD/thùng. Kỳ vọng của OPEC cho thấy nhu cầu dự kiến ​​sẽ tăng nhẹ vào quý IV/2022, điều này có thể làm tăng giá.

Dự báo giá dầu có thể tăng ngoài nguyên nhân do sản lượng giảm còn do sự sụt giảm của đồng USD hồi đầu tuần so với mức cao nhất trong 20 năm. Các nhà phân tích cũng kỳ vọng khối lượng mua sẽ tăng lên khi Nga chuẩn bị sáp nhập 4 khu vực của Ukraine, trong một động thái có thể khiến Mỹ thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Việc cắt giảm sản lượng dầu cũng sẽ gây khó khăn cho các nước tiêu thụ lớn, nhất là Châu Âu khi mùa đông đang tới gần và các nguồn cung từ Nga bị hạn chế.

Ngay khi thông tin mới chỉ là đồn đoán, giá dầu thô đã tăng hơn 3% tại thị trường Châu Á. Ảnh minh họa ReutersNgay khi thông tin mới chỉ là đồn đoán, giá dầu thô đã tăng hơn 3% tại thị trường Châu Á. Ảnh minh họa Reuters.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, bất kỳ sự giảm sản lượng dầu nào của OPEC+, cho dù 500.000 thùng mỗi ngày hay thậm chí 1,5 triệu thùng sẽ có “tác dụng tượng trưng”. Bởi OPEC+ đã chứng kiến ​​tháng trước thâm hụt sản lượng 3,4 triệu thùng và con số này cao hơn mức có thể cắt giảm sản lượng trong cuộc họp tới.

Tổng sản lượng mà liên minh sản xuất vào tháng trước là hơn 38 triệu thùng mỗi ngày, trong khi họ được cho là sản xuất hơn 42 triệu thùng mỗi ngày. Bên cạnh đó, dù OPEC+ cắt giảm nhưng thị trường dầu toàn cũng không bị ảnh hưởng nhiều do những lo ngại về suy thoái và nhu cầu yếu do khủng hoảng kinh tế, trong khi tồn kho dầu thô tại Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng thêm hai triệu thùng trong tuần qua.

Cùng với đó, Mỹ đang chịu các tác động mạnh về dầu mỏ khi vừa là nước tiêu thụ lớn, vừa chịu sức ép từ đồng minh EU trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu và giảm nguồn cung từ Nga.

"Chính vì vậy, Mỹ đã kêu gọi OPEC+ tăng sản lượng để giảm giá. Tổng thống Joe Biden đã cam kết làm việc để tăng cường cung cấp năng lượng và giảm giá nhiên liệu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Mỹ khó có thể gây sức ép lên 23 thành viên OPEC+, chưa kể Nga là thành viên của tổ chức này và là nước xuất khẩu lớn về dầu mỏ, khí đốt, đang đối đầu với Mỹ trên nhiều mặt trận.

OPEC+ khó đáp ứng yêu cầu của Mỹ về tăng sản lượng để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu. OPEC+ không muốn làm chệch hướng sự phục hồi mong manh trong ngành năng lượng bằng cách gây ra tình trạng dư thừa nguồn cung mới" - PV Ngọc Thạch cho biết.

Hiện nay, vấn đề mà các nước tiêu thụ và ngay cả Mỹ muốn là giảm giá hoặc giữ giá thấp chứ không phải không phải là số lượng thùng. Nếu lợi nhuận cuối cùng của OPEC+ được đảm bảo và giá giảm đó là kết quả hợp lý cho các nhà cung và cầu.

Như vậy thì ít có biến động và xung đột lợi ích hay căng thẳng giữa các đồng minh, nhất là Saudi Arabia và Mỹ. Ngoài ra để xoa dịu đồng minh Mỹ, Saudi Arabia đã đơn phương tăng sản lượng dầu ở một mức như đã cam kết trong chuyến thăm mới đây của Tổng thống Mỹ tới Riyadh. Theo giới phân tích, Riyadh đang đi trên một lộ trình tốt, đó là việc cho phép Mỹ cứu vãn thể diện, khi nước này phải tránh chọc giận Nga để duy trì liên minh.

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.