“Lựa chọn tốt nhất” của đảo quốc sư tử
Singapore sẽ mua thêm 8 máy bay F-35B, nâng tổng số máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 mà không quân nước này (RSAF) sẽ nhận được từ Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) trong thời gian tới lên 12 chiếc.
Khách hàng kỹ tính
Kênh truyền hình Channel News Asia mới đây dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết, Tập đoàn Lockheed Martin sẽ bàn giao 8 máy bay nói trên cho RSAF “vào cuối thập niên này”. Năm 2019, Singapore cũng tuyên bố mua 4 chiếc F-35B và dự kiến được bàn giao trước năm 2026 trong một động thái được xem là bước đi “thăm dò” trước khi mua số lượng lớn hơn.
Trên thực tế, theo trang mạng Today Online, Singapore nổi tiếng là một khách hàng quốc phòng kỹ tính. Trong số những quốc gia mua máy bay F-35 của Tập đoàn Lockheed Martin, Singapore không phải là khách hàng đầu tiên “mua ít để dùng thử”.
Ví dụ, Australia và Hà Lan từng mua 2 chiếc F-35 để dùng thử trước khi lần lượt mua 100 và 37 máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 này. Trong khi đó, trang mạng Defence Talk cho rằng, cách tiếp cận trên thường được áp dụng với những quốc gia muốn xây dựng một quân đội mạnh nhưng có nguồn nhân lực giới hạn như Singapore.
Một máy bay F-35B của quân đội Mỹ tại Triển lãm hàng không Singapore, tháng 2- 2022. Ảnh: Defense News |
Channel News Asia cho biết, từ năm 2020, Singapore đã thành lập một nhóm chuyên trách gồm các thành viên đến từ RSAF cùng Cơ quan Khoa học và Công nghệ Quốc phòng (DSTA) để “đánh giá kỹ lưỡng hơn” về dòng máy bay F-35. Theo Bộ Quốc phòng Singapore (MINDEF), nhóm chuyên trách đã tập trung đánh giá 3 khía cạnh chính: Cách thức khai thác đầy đủ các tính năng của máy bay F-35 để nâng cao lợi thế tác chiến, làm sao để máy bay F-35 tương thích với các hệ thống tác chiến của lực lượng vũ trang Singapore (SAF) và các yêu cầu về kỹ thuật, bảo trì dòng máy bay này.
Quá trình đánh giá cũng bao gồm các cuộc trao đổi chuyên môn và huấn luyện với Tập đoàn Lockheed Martin và các đối tác sử dụng máy bay F-35. Sau khi đánh giá đầy đủ, Bộ trưởng Ng Eng Hen khẳng định MINDEF và SAF đã đi đến kết luận rằng máy bay F-35 là “lựa chọn tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu quốc phòng của chúng ta hiện nay và trong tương lai”.
Vì sao chọn F-35B?
Trang mạng Defense News cho biết, RSAF có kế hoạch thay thế 60 máy bay tiêm kích đa nhiệm F-16 già cỗi bằng các máy bay F-35B. Theo Channel News Asia, các máy bay F-16 vốn được biên chế cho RSAF từ đầu năm 1998 và sẽ được cho “về vườn” vào giữa thập niên 2030. Về số lượng máy bay F-35B thế chỗ các máy bay F-16, phía RSAF không đưa ra con số cụ thể. RSAF khẳng định “có tầm nhìn dài hạn” về mua sắm quốc phòng. Bất kỳ thương vụ nào cũng phải vừa đáp ứng các nhu cầu của RSAF, vừa “thận trọng và đáng đồng tiền bát gạo”.
Việc Singapore mua các máy bay F-35B để thay thế F-16 được đánh giá là “gần như không có gì đáng ngạc nhiên”. Theo Defence Talk, Singapore có quan hệ quân sự gần gũi với Mỹ. RSAF hiện vận hành nhiều máy bay tiêm kích do Mỹ sản xuất và thậm chí còn triển khai một số máy bay F-15 và F-16 tại Mỹ “cho các mục đích huấn luyện phi công và phi hành đoàn”. Singapore cũng tham gia chương trình F-35 của Mỹ từ năm 2004 với tư cách là quan sát viên.
“Trọng tâm chính sách quốc phòng, an ninh của Singapore là cần phải thể hiện sức mạnh và tận dụng ưu thế quân sự-công nghệ như là biện pháp răn đe hiệu quả với kẻ thù. Việc mua các máy bay F-35 sẽ hỗ trợ mục tiêu này, đồng thời giúp RSAF đủ khả năng phối hợp tác chiến cùng các đồng minh chiến lược như Mỹ và Australia. Máy bay F-35 được xem là “người kế nhiệm tự nhiên” của F-16”, Defence Talk nhấn mạnh.
F-35B là một trong 3 phiên bản (gồm F-35A, F-35B, F-35C) của F-35 vốn được quảng cáo là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống vũ khí tầm xa, cảm biến hiện đại, kỹ thuật tàng hình và hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh, được Channel News Asia đánh giá là dòng máy bay tiêm kích “làm thay đổi cuộc chơi”. Phiên bản F-35B có thể cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như máy bay trực thăng (STOVL).
Việc lựa chọn phiên bản F-35B, theo Defence Talk, là hoàn toàn phù hợp với Singapore do “diện tích đất liền hạn chế khiến quốc gia này dễ bị tổn thương trước các cuộc không kích của kẻ thù nhằm vào các đường băng”. Khả năng STOVL cho phép RSAF có thể “phân tán” các máy bay F-35B khi các đường băng bị hư hại trong trường hợp xảy ra xung đột.
“Sức mạnh không quân đóng vai trò quan trọng trong năng lực phòng thủ của Singapore một phần là do diện tích đất nước nhỏ. Với máy bay F-35B, RSAF không cần tới đường quốc lộ dài để làm đường băng thay thế khi cần thiết như trước kia. RSAF trước đây từng phải sử dụng 2,5km của đường Lim Chu Kang cho mục đích như vậy”, Channel News Asia bình luận.
HOÀNG VŨ
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.