Luật Hợp tác xã sửa đổi: Bảo đảm phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn mới
Theo chương trình Phiên họp thứ 21, chiều 16-3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Báo cáo một số vấn đề lớn của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, về tên gọi của dự án luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế tiếp thu đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, giữ nguyên tên gọi của dự án luật là Luật Hợp tác xã (sửa đổi); đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung tại các điều, khoản của dự án luật và thiết kế lại bố cục, kết cấu của dự án luật bảo đảm thống nhất, đồng bộ, phù hợp với tên gọi của dự án luật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Đến nay, những vấn đề cơ bản nhất của dự án luật đã có thể trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. |
Phát biểu thảo luận tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, tên gọi hợp tác xã đã gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam; việc giữ lại tên này cũng bảo đảm tính bao quát đối với các loại hình kinh tế tập thể, nếu sửa tên thì việc sửa đổi, đối chiếu với các luật khác cũng rất khó khăn.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đánh giá cao các cơ quan soạn thảo, thẩm tra đã giải trình đầy đủ, làm rõ nhiều vấn đề trong thực tiễn, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường: Tên gọi hợp tác xã đã gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam. |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đánh giá, đến nay, những vấn đề cơ bản nhất của dự án luật đã có thể trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, các chính sách hỗ trợ hợp tác xã đang quy định từ Điều 17 đến Điều 28 dự thảo luật phải có dự thảo Nghị định hướng dẫn của Chính phủ kèm theo thì Quốc hội mới có cơ sở để xem xét thông qua. So với luật cũ, dự thảo luật đã có nhiều tiến bộ nhưng một số quy định vẫn còn dừng lại ở mức chủ trương. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần rà soát, chắt lọc một số nội dung lớn trong dự thảo nghị định để luật hóa, đưa vào dự án luật thì mới có tính khả thi.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã. Bởi đây là nội dung vướng song dự thảo luật chưa được đề cập đến. Trong khi thực tế thế giới và Việt Nam không chuyển đổi hợp tác xã nhưng thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã hiện đã có và nhu cầu khá lớn.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, hiện nay qua tổng kết hợp tác xã cho thấy nguyện vọng thiết tha của những người quản lý, cán bộ của hợp tác xã và những nhân viên của hợp tác xã mong muốn khi nghỉ hưu được hưởng lương hưu. Đây cũng là nội dung chính trong Nghị quyết về Bảo hiểm xã hội đa tầng của Việt Nam.
Quang cảnh phiên họp. |
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau Kỳ họp thứ 4, cơ quan soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kinh tế tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu, khảo sát để hoàn thiện theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tiếp thu đầy đủ tất cả những ý kiến, đến nay cơ bản đã đạt được đồng thuận và thống nhất rất cao.
Kết luận nội dung phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Ủy ban Kinh tế phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát để tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của các đại biểu Quốc hội, hoàn thiện nội dung dự án luật, xin ý kiến Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách, lấy ý kiến một số Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan hữu quan, đồng thời chủ trì cùng cơ quan soạn thảo tiếp thu các ý kiến tham gia để bảo đảm chất lượng của dự án luật.
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, việc xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách, ngoài ý kiến toàn diện về dự thảo luật cần nêu rõ các nội dung lớn, quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần xin ý kiến, nêu rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo về các nội dung này; hoàn thiện báo cáo giải trình, hồ sơ dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới.
NGUYỄN THẢO
Tin mới
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.