Lưu giữ “sắc lụa” Vạn Phúc tới các thế hệ mai sau
Làng lụa Vạn Phúc (hay làng lụa Hà Đông, quận Hà Đông, Hà Nội) được định hình và vang danh gần xa nhờ tay nghề điêu luyện của những người thợ làng nghề.
Là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội, làng lụa Vạn Phúc có lịch sử lâu đời, tồn tại hơn 1.000 năm. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam. Lụa Vạn Phúc được yêu thích bởi sự óng ả, mềm mại, trang nhã, đa dạng màu sắc, bền và đẹp. Đó còn là thứ lụa vân với kỹ thuật dệt tinh tế mà không đâu dệt được.
Đặc biệt nhận thức rõ về việc nếu không duy trì được nét độc đáo và sự khác biệt riêng của lụa Vạn Phúc sẽ khiến làng nghề bị mai một, các nghệ nhân của làng đã dần khôi phục cách dệt truyền thống. Những nghệ nhân có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm họ vẫn sử dụng cách dệt thủ công cần sự tỉ mỉ và chịu khó của người làm để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao.
Bà Nguyễn Thị Hằng, một trong những người thợ dệt lụa truyền thống của làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông. |
Bà Nguyễn Thị Hằng vẫn luôn miệt mài gìn giữ nét đẹp truyền thống của quê hương. Sinh ra trong một gia đình có nghề dệt lụa, ngay từ 16 tuổi, nhìn mẹ và mọi người xung quanh dệt lụa, cô bé Nguyễn Thị Hằng cũng tự mày mò học làm theo. Đến nay, ở độ tuổi gần 70, độ tuổi mà nhiều người muốn nghỉ ngơi hoặc chọn cách dệt máy, bà Hằng vẫn túc trực bên chiếc khung cửi gia truyền, tỉ mỉ kéo từng sợi tơ, miệt mài với con thoi, chân đạp mạnh để tạo hoa văn, …
Bà Hằng cho biết Lụa Vạn Phúc có nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất phải kể tới lụa vân. Lụa vân được làm hoàn toàn từ lụa tơ tằm tự nhiên, không quá bóng bẩy mà hài hòa, trang nhã; ánh lụa tự nhiên vô cùng bắt mắt khi ra nắng, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Ðiều đặc biệt, độc đáo của lụa vân là ở cách dệt, người thợ phải dệt khéo léo, hoàn toàn thủ công để tạo nên tấm lụa vân nổi tiếng khắp nơi.
Bà Hằng cho biết, từ những năm 1975, làng nghề Vạn Phúc đã có máy móc giúp dệt lụa nhanh hơn và ít lỗi hơn. Nhưng vải dệt thủ công có những nét riêng đặc biệt mà công nghiệp hóa không thể có được. Đặc biệt, tấm vải lụa được dệt thủ công từ những nghệ nhân lâu năm càng quý, thể hiện kỹ thuật và trình độ của người dệt lụa vì cho ra tấm lụa độ tinh xảo và độc đáo.
Những người thợ dệt như bà Nguyễn Thị Hằng cũng luôn canh cánh một niềm mong mỏi “truyền lửa nghề” cho những bạn trẻ đam mê. Một ước mơ nâng tầm nghề truyền thống của ông cha, đưa những sản phẩm lụa Vạn Phúc thành một niềm tự hào dân tộc. Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, bà Nguyễn Thị Hằng dần trở thành người thổi lửa đam mê, tiếp thêm động lực cho các thế hệ làm lụa mai sau.
Làng nghề truyền thống Vạn Phúc đang đứng trước nguy cơ mai một bởi những thế hệ sau không còn mặn mà với nghề. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người trẻ trong làng bằng tình yêu và niềm tự hào đang đau đáu tìm cách thổi những làn gió mới cho nghề truyền thống của cha ông.
Một cửa hàng bán lụa truyền thống tại Vạn Phúc, Hà Đông. |
Thừa hưởng “lửa nghề” từ gia đình, gắn bó với tiếng máy dệt, những tấm lụa từ khi còn nhỏ, chị Trần Ngọc Thảo (27 tuổi) quản lý tiệm Phương Linh Silk, Vạn Phúc, Hà Đông chia sẻ: “Gia đình tôi đã có hơn 20 năm làm nghề dệt lụa, sau khi tốt nghiệp đại học tôi về nối nghiệp gia đình làm quản lý cửa hàng. Bằng mắt thẩm mỹ, kinh nghiệm và khả năng nắm bắt xu hướng tôi luôn tích cực đổi mới sản phẩm để phục vụ nhu cầu của khách hàng và thị trường”.
Trong thời đại Công nghệ 4.0, để đa dạng hóa thị trường và mở rộng không chỉ thị trường truyền thống, mà còn hướng tới xuất khẩu, chị Thảo đã áp dụng công nghệ vào việc kinh doanh nhằm đưa sản phẩm tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Sản phẩm lụa của Phương Linh Silk đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử. Hiện nay, cơ sở của chị có uy tín trên thị trường với chất lượng sản phẩm tốt. Trong tương lai, chị mong muốn các thế hệ trong gia đình sẽ nối nghiệp để phát triển thương hiệu, lan tỏa vẻ đẹp của nghề thủ công truyền thống và gìn giữ giá trị văn hóa của quê hương.
“Đam mê, đổi mới và không ngừng học hỏi, đó là cách mà tôi hay rất nhiều người khác của làng nghề lụa đang "giữ lửa" nghề truyền thống, nhưng theo cách riêng của người trẻ”, chị Trần Ngọc Thảo chia sẻ.
Bài, ảnh: HẰNG NGA – THIÊN HUY
Tin mới
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.