Mắc kẹt
Năm 2022, dân số già của nước Anh đã được bổ sung bởi lượng người nhập cư kỷ lục lên tới con số nửa triệu người.
Sau hai năm bị xáo trộn bởi đại dịch Covid-19 và “cuộc ly hôn với EU” (Brexit), đợt nhập cư này được coi như một sự cứu cánh cho những người sử dụng lao động trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, cung cấp thực phẩm, xây dựng, vận chuyển và nông nghiệp.
Tuy nhiên, tới nay, các lĩnh vực này vẫn đang "khát" nhân công, The Guardian cho hay. Hiện Anh đang thiếu 165.000 nhân công trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, 130.000 nhân viên y tế. ½ số công ty xây dựng ở Anh thiếu lao động. Cứ 3 công ty ở Anh thì có 1 công ty chưa tuyển đủ người. Tháng trước, Thủ tướng Anh Rishi Sunak kêu gọi 300.000 người đã nghỉ hưu quay trở lại làm việc, giúp lấp đầy 1,19 triệu vị trí đang thiếu nhân công.
Nhân viên y tế đình công đòi tăng lương bên ngoài Bệnh viện St Thomas' ở London (Anh), ngày 6-2. Ảnh: AP |
Trớ trêu ở chỗ, mỗi năm, Chính phủ Anh đang chi hơn 1 tỷ bảng Anh để buộc những người di cư khỏe mạnh đến từ Afghanistan, Iraq, Syria và Albania phải vào cư trú tại các khách sạn, chi trả tiền ăn ở cho họ và gia đình với điều kiện nghiêm ngặt là họ không được kiếm việc làm. Nếu họ lẻn ra ngoài để kiếm các công việc như khuân vác, đào đường, thu hoạch nông sản... chính quyền Anh sẽ ra lệnh truy lùng và bắt giữ. Nếu bị phát hiện đi tìm việc làm, họ có nguy cơ bị trục xuất tức thì.
Brexit đã bóp nghẹt nguồn cung lao động có kỹ năng và thời vụ từ Đông và Nam Âu sang Anh. Thị trường lao động phản ứng bằng cách hút một số lượng lớn chưa từng thấy những người lao động ngoài EU rời khỏi đảo quốc sương mù, khiến chính quyền Thủ tướng Sunak bị mắc kẹt. Một mặt, ông cam kết sẽ ngăn chặn nạn nhập cư bất hợp pháp, mặt khác, bằng cách nào đó, tích cực tìm kiếm lao động để bù đắp sự thiếu hụt nhân công đang diễn biến ngày càng trầm trọng.
Thực tế cho thấy, nước Anh bị mắc kẹt trong một mớ hỗn độn quy định về tị nạn chính trị, tị nạn ngoại giao, nạn buôn người và nô lệ, cũng như quyền lợi cho các lao động nhập cư. Hàng chục nghìn người nhập cư vào Anh với mong muốn tìm được nơi an cư lạc nghiệp, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Anh, song lại bị đối xử như thể họ là một tầng lớp bán tội phạm.
HIỀN MINH
Tin mới
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.