Mảnh đất lành với các nhà đầu tư
Với môi trường đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao, Hà Nội đã và đang khẳng định được vị thế là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Hà Nội đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp thu hút những dự án công nghệ cao, tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.
Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư trên toàn cầu có xu hướng sụt giảm do quá trình tái cấu trúc thương mại toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ thì nền kinh tế Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư. Hà Nội luôn thuộc tốp đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm 2023, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP Hà Nội đạt hơn 2,9 tỷ USD, tăng 70,5% so với năm trước, là một trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam (Khu công nghiệp Nội Bài). Ảnh: PHẠM HÙNG |
Trong 9 tháng năm 2024, Hà Nội tiếp tục khẳng định sức hút dòng vốn ngoại, khi toàn thành phố thu hút 1,5 tỷ USD vốn FDI. Nhiều doanh nghiệp FDI từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, các quốc gia châu Âu... đang tích cực rót vốn đầu tư vào Hà Nội. Ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ năng cho người lao động, tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu thì hằng năm, các doanh nghiệp FDI đóng góp hơn 10% thu ngân sách, 11% số lao động trong các doanh nghiệp, 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của thành phố.
Nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, các lợi thế vượt trội trong thu hút FDI mà Hà Nội đang nắm giữ đó chính là về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và cải cách hành chính. Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhìn nhận, để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, môi trường đầu tư là yếu tố then chốt. Hà Nội hiện sở hữu nền tảng pháp lý minh bạch và thuận lợi nhờ các nghị quyết quan trọng như Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; hay như Luật Thủ đô năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua với nhiều cơ chế, chính sách vượt trội trong phát triển Thủ đô.
Hà Nội đã và đang xác định cộng đồng doanh nghiệp nói chung, cộng đồng doanh nghiệp FDI nói riêng là động lực quan trọng cho quá trình hội nhập và phát triển. Thành phố sẽ thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng gắn với mục tiêu phát triển bền vững, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội Nguyễn Ánh Dương, thành phố luôn quan tâm và dành những điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư. Bên cạnh những cơ chế ưu đãi chung đã có, Luật Thủ đô năm 2024 xác định hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù cho nhà đầu tư chiến lược để tăng tính hấp dẫn như: Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu tiên về thủ tục hải quan, về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án đầu tư do nhà đầu tư chiến lược thực hiện... Đặc biệt, Luật Thủ đô năm 2024 với quy định vượt trội về phân quyền, quản lý tài sản công... giúp Khu công nghệ cao Hòa Lạc xây dựng lộ trình thu hút dự án công nghệ mới, giá trị cao.
Hà Nội đã có những bước tiến vững chắc trong việc thu hút FDI, đóng góp vào phát triển kinh tế không chỉ cho Thủ đô mà còn cho cả nước. Hà Nội luôn sẵn sàng các điều kiện để chào đón các tập đoàn, doanh nghiệp đến đầu tư và cùng hưởng lợi, góp phần kiến tạo một nền kinh tế bền vững và thịnh vượng trong tương lai.
MINH ĐỨC
Tin mới
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.