Masan đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo
Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là xu hướng chung mà nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới. Không ngoài xu thế đó, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, ưu tiên năng lượng xanh nhằm góp phần giảm nhanh lượng phát thải khí nhà kính.
Giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn điện bên ngoài
Năm 2024, Tập đoàn Masan tiếp tục vinh dự được xướng tên trong bảng xếp hạng “Tốp 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024” cho những nỗ lực và cam kết đồng hành với Nhà nước trên lộ trình đạt phát thải ròng bằng 0. Theo đó, trong báo cáo thường niên mới nhất, doanh nghiệp này điểm những trọng tâm năm 2024 bằng các hoạt động thực chất cho lộ trình đạt phát thải ròng bằng 0.
Hệ thống bán lẻ WinMart, WinMart+, WIN thay thế túi nilon bằng 100% túi tự hủy sinh học. Ảnh: KIM NGÂN |
Cụ thể, Masan sẽ có những định hướng, hướng dẫn cho các mảng kinh doanh, công ty con để có trách nhiệm thực hiện hành động cụ thể, phù hợp với ngành nhằm quản lý rủi ro khí hậu và khử carbon. Masan tập trung vào việc sử dụng nguồn nhiên liệu tái tạo để cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Hiện tại, hơn 50% tổng năng lượng tiêu thụ của Masan và các công ty con là những nguồn năng lượng tái tạo như sinh khối, nhiên liệu sinh học.
Cụ thể, trong năm 2023, Masan MEATLife (công ty thành viên thuộc Masan) đã chuyển đổi thành công 1 trong 4 nhà máy sản xuất sang vận hành hoàn toàn bằng năng lượng sinh khối từ trấu và phế thải mùn cưa. Đồng thời, trang trại ở tỉnh Nghệ An của Masan MEATLife tận dụng phân lợn để sản xuất khí sinh học, nhờ đó giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn điện bên ngoài. Theo thông tin từ doanh nghiệp, dù sáng kiến này đã góp phần tiết kiệm năng lượng, nhưng mục tiêu của Masan MEATLife là đưa trang trại này hoạt động hoàn toàn bằng sinh khối hoặc khí sinh học.
Tập đoàn Masan góp phần giải quyết việc làm tại địa phương. Ảnh: KIM NGÂN |
Tiếp nối hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả, Masan Consumer Holdings (công ty thành viên thuộc Masan) đã thành công trong việc đưa năng lượng sinh khối trở thành nguồn năng lượng chính phục vụ hoạt động kinh doanh, với tỷ lệ sử dụng trung bình là 87% tại các cơ sở khác nhau. Masan Consumer Holdings đã tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng bằng cách tận dụng lượng nhiệt thất thoát trong quá trình chiên, tiệt trùng sản phẩm, tránh các quá trình làm biến đổi nhiệt, áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng. Để hoạt động này được tiến hành hiệu quả, giảm nguy cơ thiệt hại, Masan Consumer Holdings đã hướng nhân viên tập trung vào những lợi ích của việc tiết kiệm điện thông qua bảo trì máy móc, thiết bị định kỳ.
Tại Masan High-Tech Materials - doanh nghiệp khoáng sản của Masan, công ty đã thành công giảm công suất của bơm thu hồi nước tại hồ chứa quặng đuôi lưu huỳnh bằng cách điều chỉnh kích thước của ròng rọc. Điều chỉnh này nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng vận hành máy bơm do tăng chiều cao phao (RL) từ 75m lên 117m và giảm yêu cầu về áp suất. Những nỗ lực tiết giảm năng lượng tiêu thụ của Masan High-Tech Materials đã được ghi nhận bằng việc đạt Chứng nhận Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2018. Chứng nhận có hiệu lực trong 3 năm, bắt đầu từ ngày 16-12-2022 đến ngày 15-12-2025. Đây cũng là động lực thúc đẩy Masan triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng trong tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình.
Mang đến giá trị lâu dài cho các bên liên quan
Nhằm góp phần thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội Việt Nam, mới đây, Tạp chí Nhịp cầu đầu tư đã tổ chức bình chọn cho cả 3 khối doanh nghiệp: Doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp được bình chọn vào bảng xếp hạng đáp ứng các tiêu chí về: Tăng trưởng ổn định, bảo vệ môi trường, quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội. Với chiến lược phát triển bền vững, bài bản, Tập đoàn Masan được vinh danh là đơn vị dẫn đầu Khối doanh nghiệp niêm yết, đạt cả 3 hạng mục ESG: E-Quản lý tài nguyên bền vững, S-Chiến lược nhân sự vì sự phát triển bền vững, G-Quản trị doanh nghiệp xuất sắc.
Khu vực bãi lọc sinh học tại một công ty con của Tập đoàn Masan. Ảnh: KIM NGÂN |
“Là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ với các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho người tiêu dùng Việt Nam và là đối tác tin cậy của các nhà cung cấp, chúng tôi nhận thấy vai trò quan trọng, tầm ảnh hưởng của Tập đoàn trong việc nâng cấp chuỗi giá trị thực phẩm và đóng góp vào cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam. Việc này đòi hỏi cách suy nghĩ khác về mô hình kinh doanh trong tương lai, trong đó phát triển bền vững không chỉ là quản trị rủi ro mà còn là cơ hội để tạo ra sự khác biệt đối với khách hàng, đối tác, cộng đồng xã hội”, ông Lê Bá Nam Anh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn và sáng kiến chiến lược, thành viên Ủy ban ESG Tập đoàn Masan chia sẻ.
Trước khi khái niệm ESG (tập hợp 3 tiêu chuẩn đánh giá, đo lường các yếu tố về phát triển bền vững và ảnh hưởng của một doanh nghiệp đến cộng đồng xung quanh) được nhắc đến thường xuyên tại Việt Nam, Tập đoàn Masan đã ý thức, chú trọng tới các hoạt động phát triển bền vững. Với kinh nghiệm hơn 28 năm phụng sự người tiêu dùng, Masan thấu hiểu ESG là một phần không thể thiếu trong tất cả các mảng kinh doanh của doanh nghiệp. Masan mong muốn đóng góp một cách ý nghĩa vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, mang đến giá trị lâu dài cho các bên liên quan.
VIỆT ANH
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.