• Click để copy

Mấu chốt vẫn là truy xuất nguồn gốc sản phẩm và tính pháp lý trong giao dịch

Các doanh nghiệp có các sản phẩm gỗ xuất khẩu sử dụng gỗ rừng trồng đang gặp phải khó khăn trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do ách tắc trong việc xác định nguồn gốc gỗ rừng trồng và tính pháp lý các giao dịch ở các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng.

Thiếu minh bạch nguồn gốc khiến doanh nghiệp gặp khó

Tại Hội thảo “Góp ý cho dự thảo của thông tư về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Tổ chức Forest Trends tổ chức ngày 16/09, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nêu hiện tượng, thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp có các sản phẩm gỗ xuất khẩu có sử dụng gỗ rừng trồng đang gặp phải khó khăn trong việc hoàn thuế GTGT. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là các ách tắc trong việc xác định nguồn gốc gỗ rừng trồng và tính pháp lý trong các giao dịch ở các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng.

“Ách tắc này xảy ra bởi một số diện tích rừng hiện còn thiếu các bằng chứng pháp lý về nguồn đất đai. Ví dụ, đất còn thiếu sổ đỏ, đất có tranh chấp, diện tích đất trên sổ khác với diện tích thực tế, đất mua đi bán lại giữa các bên theo hình thức không chính thống, chưa sang tên đổi chủ chính thức…

Ách tắc cũng xảy ra khi các bên tham gia khâu trung gian của chuỗi không thực hiện đúng với các quy định hiện hành về hồ sơ lâm sản và trách nhiệm về thuế trong các giao dịch của mình. Kết quả là một số doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm cách hợp pháp hóa đầu vào nguyên liệu của mình. Một số doanh nghiệp tắc trong việc xin hoàn thuế”, ông Lập nói.

Sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng. Ảnh: Khánh LinhSản xuất, chế biến gỗ rừng trồng. Ảnh Khánh Linh.

Làm rõ thêm về vấn đề này, TS. Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích của Tổ chức Forest Trends cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp không thể thực hiện được việc hoàn thuế GTGT, đặc biệt đối với các đơn vị sử dụng lượng gỗ nguyên liệu đầu vào lớn như dăm gỗ và viên nén. Tùy thuộc vào quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp, số tiền thuế cần hoàn một số đơn vị ở mức từ vài tỷ đồng lên tới vài chục tỷ đồng mỗi tháng. Khó khăn chính trong việc hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp là quá trình kiểm tra các bằng chứng pháp lý trong các giao dịch của chuỗi cung gỗ rừng trồng, đặc biệt đối với các đơn vị xuất khẩu dăm, viên nén có sử dụng lượng gỗ nguyên liệu lớn.

“Lý do cơ quan quản lý thuế tăng cường thanh tra, kiểm tra việc hoàn thuế GTGT của các đơn vị xuất khẩu là bởi các đơn vị này mua nguyên liệu đầu vào từ các đơn vị không có, hoặc thiếu các bằng chứng chứng minh cho tính hợp pháp trong các giao dịch. Cụ thể, các cá nhân, đơn vị tham gia tại các khâu trung gian trong chuỗi cung hoạt động tự phát, không đăng ký kinh doanh, hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không khai báo và nộp thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Thông tư 219/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính dẫn việc tính thuế thu nhập cá nhân”, ông Phúc nêu rõ.

Hộ, cá nhân trồng rừng cần đăng ký tính pháp lý

Để giải quyết tính hợp pháp trong các giao dịch, cũng như tạo thông thoáng trong quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng Tổ chức Forest Trends khuyến nghị cần chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các cá nhân, hộ tham gia từ đầu chuỗi cung ứng theo hình thức tự phát, phi chính thống như hiện nay sang hình thức chính thống như hộ kinh doanh cá thể hoặc hợp tác xã nông - lâm nghiệp.

Các ý kiến cho rằng, hiện nhiều bên tham gia chuỗi cung ứng gỗ rừng trồng, đặc biệt là các bên ở phía đầu chuỗi thường là hộ gia đình, có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, hoạt động tự phát, không đăng ký kinh doanh và thường không khai báo thuế và không nộp thuế. Các đơn vị phía sau của chuỗi thường có quy mô lớn hơn, hoạt động ở dạng các hộ kinh doanh cá thể, hoặc các doanh nghiệp. Do các bên tham gia phía đầu chuỗi thường thiếu các bằng chứng minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu, thiếu các bằng chứng về các giao dịch, các bên tham gia phía cuối chuỗi bắt buộc phải hợp thức hóa nguồn nguyên liệu đầu vào của mình. Điều này dẫn đến tình trạng vi phạm trong việc tuân thủ với các quy định hiện hành về hồ sơ nguồn gốc lâm sản và các quy định về thuế.

Tuy nhiên, để chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các cá nhân, các hộ đầu chuỗi cung ứng theo phương thức tự nguyện, không cưỡng ép, phía hiệp hội cho rằng, chính quyền địa phương cần có cơ chế hỗ trợ các hộ thực hiện việc chuyển đổi và coi việc hỗ trợ này là trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, chính quyền cần đưa ra các yêu cầu đơn giản, phù hợp với nhận thức, trình độ và hoàn cảnh của hộ và hỗ trợ toàn bộ các chi phí liên quan tới việc chuyển đổi của hộ… Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hộ và các bên liên quan, bao gồm các bên có các hoạt động liên quan trực tiếp với hộ cần được tiến hành tại cả cấp địa phương và trung ương nhằm giúp hộ và các bên liên quan hiểu rõ được tầm quan trọng và lợi ích của việc chuyển đổi.

Không chỉ chuyển đổi hình thức kinh doanh, nhiều ý kiến cho rằng cần đơn giản hóa việc xác minh nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào của hộ. Ông Tô Xuân Phúc kiến nghị, khi xác minh nguồn gốc gỗ, chính quyền địa phương cần xác nhận tính hợp pháp của chủ hộ dựa trên các diện tích đất trồng trong ngắn hạn. “Trong dài hạn, cơ quan quản lý cần thực hiện cấp sổ, điều chỉnh sai sót giữa sổ và thực địa và hợp pháp hóa những diện tích canh tác lâu năm. Đây không chỉ đơn thuần là việc của chủ rừng, mà còn là minh bạch hóa nguồn đầu vào cho một ngành xuất khẩu tỷ USD" - ông Phúc nói.

Theo TBTCVN

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.