• Click để copy

Mùa lễ hội không ánh sáng

Không có những bữa tiệc tưng bừng, lung linh ánh sáng mà thay vào đó là cảnh đón Giáng sinh trong bóng tối vì mất điện-điều này mới nghe có vẻ khó tin nhưng lại là thực tế diễn ra với nhiều hộ gia đình ở Nam Phi, nền kinh tế phát triển nhất châu Phi.

Theo Tân Hoa xã, tình trạng mất điện ở Nam Phi đang trải qua giai đoạn được coi là tồi tệ nhất khi chỉ riêng trong năm 2022 đã có hơn 160 ngày nước này phải sống trong cảnh mất điện trên diện rộng. Tshifhiwa Tshivhengwa, Giám đốc điều hành tại Hội đồng Kinh doanh Du lịch Nam Phi cho biết tình trạng cắt điện liên miên đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới người dân và các lĩnh vực của nền kinh tế Nam Phi, trong đó có cả các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn và nhiều loại hình kinh doanh khác.

Mùa lễ hội không ánh sáng

Một gia đình ở Johannesburg thắp sáng bằng đèn tích điện di động trong đêm Giáng sinh. Ảnh: Tân Hoa xã 

Điển hình là một số cửa hàng giờ đây chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt hoặc thậm chí từ chối phục vụ khách hàng vì mất điện. David Oze, chủ một cửa hàng chuyên sửa chữa máy tính xách tay và điện thoại di động trên phố Eloff ở Johannesburg chia sẻ rằng, thường thì tháng 12 là thời điểm cửa hàng rất đông khách, nhưng năm nay anh buộc phải từ chối hầu hết khách hàng. Lý do rất đơn giản: Không có điện thì không thể sửa chữa bất cứ thứ gì.

Hãng tin AP cho biết kể từ cuối năm 2019 đến nay, nhiều địa phương ở Nam Phi thường xuyên phải chứng kiến tình trạng mất điện do công ty điện lực nhà nước Eskom không thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân cũng như doanh nghiệp, đặc biệt là trong mùa đông, khi nhu cầu sưởi ấm và thắp sáng tăng cao. Hệ quả là từ cuối tháng 6 năm nay, Chính phủ Nam Phi buộc phải triển khai chính sách cắt điện luân phiên với tần suất cao. Có những thời điểm, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp ở Nam Phi phải chịu cảnh mất điện tới 10 tiếng/ngày, khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây cũng được coi là sự việc chưa từng xảy ra đối với Nam Phi.

Trong khi nhiều doanh nghiệp chấp nhận đóng cửa dài ngày vì thiếu điện thì một số hộ gia đình có thu nhập cao ở Nam Phi đã tự chủ nguồn cung năng lượng bằng cách mua máy phát điện và dầu diesel, hoặc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng đủ khả năng tài chính để làm điều đó.

“Mất điện đang là một vấn đề rất đau đầu. Một số người trong chúng tôi không đủ tiền để mua máy phát, vì vậy đành phải tận hưởng mùa lễ hội trong bóng tối”, Pule Sekobela, một cư dân ở thị trấn Soweto, gần Johannesburg, chia sẻ.

Cũng chính vì vậy, tình trạng cắt điện liên miên không chỉ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Nam Phi mà còn để lại những hệ lụy khác, trong đó có việc gia tăng khoảng cách giàu nghèo, đồng thời dẫn tới tâm lý e ngại của các nhà đầu tư muốn làm ăn kinh doanh tại nước này. Mất điện cũng là nguyên nhân khiến nhiều người dân tỏ ra không hài lòng và tổ chức các cuộc tuần hành ngay trước cửa văn phòng của Công ty điện lực nhà nước Eskom.

Cùng với tình trạng thiếu điện, lạm phát đã làm thay đổi thói quen của nhiều người dân Nam Phi trong mùa lễ hội năm nay. Sekobela kể rằng trước đây anh và gia đình thường chuẩn bị nhiều đồ ăn, bia và các loại đồ uống cho các bữa tiệc sum họp mùa lễ hội, nhưng năm nay mọi thứ đều đắt đỏ nên việc tổ chức những bữa tiệc như vậy rất chật vật.

Dù là nền kinh tế phát triển nhất châu Phi, song theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tại Nam Phi vẫn còn hơn 30 triệu người đang phải sống trong cảnh nghèo đói và khoảng 13,8 triệu người phải vật lộn với tình trạng khan hiếm lương thực do giá lương thực tăng cao.

Trong khi chờ Chính phủ tìm ra giải pháp nhằm khắc phục tình trạng lạm phát và mất điện liên miên, nhiều người dân Nam Phi giờ đây chỉ còn biết hy vọng ánh sáng lễ hội sẽ sớm trở lại trong ngôi nhà của họ.

TRUNG DŨNG

Bài liên quan

Tin mới

Chuyến công tác của Thủ tướng tới Brazil: Thành công trên nhiều phương diện
Chuyến công tác của Thủ tướng tới Brazil: Thành công trên nhiều phương diện

Lần thứ ba trong 3 năm liên tiếp và với hành trình bay hơn 25 giờ để đến nơi cách nhau nửa vòng Trái đất - đất nước của vũ điệu Samba, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil đã thành công tốt đẹp, để lại dấu ấn rõ nét và kết quả thực chất.

Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và nhiệm vụ phát triển thị trường cho các tỉnh sau sáp nhập
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và nhiệm vụ phát triển thị trường cho các tỉnh sau sáp nhập

Trước diễn biến tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và yêu cầu điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, đẩy nhanh thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng theo Chỉ thị 08.

Quảng Ninh: Phát hiện kho hàng hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành qua phần mềm Trung Quốc
Quảng Ninh: Phát hiện kho hàng hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành qua phần mềm Trung Quốc

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long
Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Ngày 9-7, đại diện Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long, đơn vị tổ chức bắn pháo hoa ở phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị sẽ dừng việc tổ chức bắn pháo hoa ở mặt bến cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, không thu phí phụ thu xem pháo hoa ở các điểm kinh doanh dịch vụ lân cận và du khách tham quan vịnh Hạ Long vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy hằng tuần.

Giá vàng chiều nay (9-7): Lao dốc
Giá vàng chiều nay (9-7): Lao dốc

Giá vàng chiều nay (9-7) "lao dốc" cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn.

6 tháng đầu năm 2025: 7 nhóm mặt hàng xuất khẩu hơn 8 tỷ USD
6 tháng đầu năm 2025: 7 nhóm mặt hàng xuất khẩu hơn 8 tỷ USD

6 tháng đầu năm 2025, có 7 mặt hàng xuất khẩu hơn 8 tỷ USD, chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 47,688 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 26,895 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 26,882 tỷ USD; hàng dệt, may đạt 18,669 tỷ USD.