• Click để copy

Muốn thị trường giao dịch hàng hóa phát triển thì phải tuân thủ pháp luật và quản lý rủi ro tốt

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam mới phát triển vào năm 2018. Để hoạt động hiệu quả và bền vững lâu dài, tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa đòi hỏi những yêu cầu cao nhất về sự hiểu biết và chuyên nghiệp, cũng như tuân thủ pháp luật Việt Nam và các quy định của các Sở Giao dịch quốc tế liên thông trên thế giới.

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển kể từ sau khi Bộ Công Thương cho phép liên thông với thế giới vào năm 2018. Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả và bền vững lâu dài, tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa đòi hỏi những yêu cầu cao nhất về sự hiểu biết và chuyên nghiệp, cũng như tuân thủ pháp luật Việt Nam và các quy định của các Sở Giao dịch quốc tế liên thông trên thế giới.

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam. Ảnh minh họa internet.

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam. Ảnh minh họa internet.

Các cơ quan quản lý Nhà nước như: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước luôn đồng hành và ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy Thị trường giao dịch hàng hóa phát triển, nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý, giám sát của Nhà nước.

Đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường, từ đầu năm 2022 đến nay, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã sửa đổi và ban hành một số quy định như: Quy chế Thành viên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, Bộ quy định xử lý vi phạm, Bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng Thành viên, Quy chế quản lý rủi ro…

Trong chương trình Tập huấn thành viên toàn quốc ngày 01/07/2022, MXV một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu tất cả các thành viên thị trường tuyệt đối tuân thủ pháp luật Việt Nam như: Không hoạt động, kinh doanh các ngành nghề không được pháp luật cho phép; không huy động vốn trái quy định của pháp luật;…MXV đã đưa ra những chế tài xử lý rất nghiêm khắc cho các vi phạm nêu trên, từ cảnh cáo toàn thị trường, cho tới dừng một phần hoạt động hoặc chấm dứt tư cách thành viên.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc thường trực Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết: "Khối Quản lý Thành viên của MXV liên tục thực hiện các công tác kiểm tra, giám sát định kỳ và bất thường đối với các thành viên trên thị trường để sớm phát hiện các vi phạm và xử lý theo Bộ Quy chế đã ban hành. Bên cạnh đó, MXV cũng lắng nghe các thông tin, dư luận, để yêu cầu các thành viên thị trường giải trình và đưa ra các hình thức xử lý phù hợp với từng mức độ vi phạm".

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước đã hội nhập với giá hàng hóa trên các Sở Giao dịch thế giới từ những năm 2000. Giá xuất khẩu cà phê Robusta tại Việt Nam neo theo giá cà phê Robusta trên Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE). Giá cà phê trên Sở ICE tăng hay giảm sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới giá xuất khẩu của các doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng tới giá bán ra từ bà con nông dân tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ.

Theo thời gian, sự liên kết này càng trở nên chặt chẽ và độ trễ của tác động từ giá thế giới gần như đã bị xóa nhòa. Với sự phát triển của công nghệ, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, bà con nông dân đã có thể theo dõi giá cà phê đang giao dịch trên Sở ICE và điều chỉnh mức giá bán phù hợp và có lợi nhất.

Các ngành trọng điểm khác như sắt thép, cao su, xăng dầu cũng đã bắt đầu sử dụng các công cụ bảo hiểm giá thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh chia sẻ: "Bảo hiểm giá thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa là nền tảng tạo nên các tập đoàn xuất nhập khẩu khổng lồ trên thế giới. Điều này sẽ giúp các ngành sản xuất trong nước được ổn định và phát triển bền vững".

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng Ngày giải phóng miền Nam
Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng Ngày giải phóng miền Nam

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân, tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) khai mạc vào ngày 18-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đại học Phenikaa chính thức thành lập, mở ra giai đoạn phát triển mới
Đại học Phenikaa chính thức thành lập, mở ra giai đoạn phát triển mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 775/QĐ-TTg, công nhận Trường Đại học Phenikaa chính thức chuyển đổi mô hình thành Đại học Phenikaa.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển xanh là một bước tiến lớn của văn minh nhân loại
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển xanh là một bước tiến lớn của văn minh nhân loại

Tại phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề: “Công nghệ đột phá chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh” trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) diễn ra sáng 17-4 ở Hà Nội, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định phát triển xanh là bước tiến lớn của văn minh nhân loại, đồng thời đặt ra thách thức lớn chưa từng có.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed

Sáng 17-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp bà Amina Mohammed, Phó tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) nhân dịp bà đến Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 tại Hà Nội.

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4: Hợp tác công - tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững
Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4: Hợp tác công - tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững

Trưa 17-4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 đã diễn ra đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp về hợp tác công - tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Đề xuất chi hơn 116.000 tỷ đồng để phổ cập giáo dục mầm non
Đề xuất chi hơn 116.000 tỷ đồng để phổ cập giáo dục mầm non

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, sáng 17-4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.