• Click để copy

Mỹ chưa có sự chuẩn bị tốt cho kịch bản xung đột quy mô lớn

Một báo cáo của Quốc hội Mỹ nhấn mạnh, trong bối cảnh môi trường an ninh toàn cầu đang ở mức “báo động đỏ” song quân đội nước này dường như chưa sẵn sàng cho điều đó.

Defense News cho biết, cứ mỗi 4 năm, Quốc hội Mỹ lại thành lập một nhóm chuyên gia độc lập đến từ cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa để đánh giá chiến lược quốc phòng của xứ cờ hoa. Họ đảm nhiệm tổng hợp và phân tích số liệu, cùng với trao đổi với các nhà lập pháp trong nước, giới chức Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, cũng như đồng minh và đối tác của Mỹ. Báo cáo mới nhất dài gần 100 trang của nhóm này nêu lên quan ngại rằng, Mỹ đã chuẩn bị lần cuối cho một cuộc xung đột quy mô lớn kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng hiện nay thì không như vậy.

Theo Defense News, lập luận trong báo cáo rất dễ hiểu, tương tự như mối quan hệ cung-cầu. Cụ thể, Mỹ đang đối mặt với một thế giới nguy hiểm hơn nhiều, với nhiều đối thủ quân sự sẵn sàng tham chiến hơn. Tuy nhiên, khi những mối đe dọa đó xuất hiện, hoặc thậm chí là các đối thủ hợp nhất, thì nước này lại không trở nên mạnh hơn theo tỷ lệ thuận.

Mỹ chưa có sự chuẩn bị tốt cho kịch bản xung đột quy mô lớn
Binh sĩ Mỹ thực hành huấn luyện trên thao trường. Ảnh: army.mil 

Thay vào đó, phần lớn nội dung trong chiến lược quốc phòng của Mỹ không có sự đổi mới, hoặc thậm chí có thời điểm “bộ máy” còn không hoạt động trơn tru. Báo cáo đưa một số dẫn chứng bao gồm các khoản ngân sách quốc phòng bị chia nhỏ, nhiều dự luật chi tiêu quốc phòng được thông qua quá muộn, khí tài cũ vẫn phổ biến hơn loại thế hệ mới, một bộ phận người dân chưa hiểu rõ về những thách thức an ninh mà Washington phải đối mặt hoặc tỏ ra không quan tâm.

Hơn nữa, báo cáo cũng chỉ ra rằng cách tiếp cận “răn đe tích hợp”, vốn đang phát triển thành định hướng chiến lược quốc phòng chủ đạo mới của Mỹ, chưa được phát huy hiệu quả. Từ năm 2021, lãnh đạo Lầu Năm Góc đã đề cập đến khái niệm này, dựa trên giả định Washington không còn chỉ dựa vào sức mạnh quân sự để ngăn ngừa đối phương tấn công, mà còn đòi hỏi sự tích hợp sâu sắc hơn với đồng minh, đối tác và các công cụ sức mạnh quốc gia khác.

Muốn tạo dựng được một thế trận “răn đe tích hợp”, báo cáo cho rằng Mỹ cần chi nhiều hơn cho quốc phòng. Sử dụng thời kỳ Chiến tranh Lạnh như một phép so sánh, các tác giả cho biết dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, Mỹ sử dụng 6,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng. Thế nhưng hiện con số này chỉ còn chưa đến một nửa, dù rằng nước này vẫn là quốc gia chi tiêu quân sự lớn nhất toàn cầu. Báo cáo 4 năm trước đó đã từng đề xuất Mỹ tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP song chưa thành hiện thực.

Mặt khác, một vấn đề cốt lõi mà báo cáo cho rằng đến luật pháp và ngân sách cũng chưa giúp giải quyết được đó là nhân sự. Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật ủy quyền quốc phòng quốc gia (NDAA) cho năm 2024 với ngân sách hằng năm tăng kỷ lục 886 tỷ USD. Tuy nhiên, khoản chi tiêu khổng lồ đó không giúp quân đội Mỹ củng cố được quy mô lực lượng. Dữ liệu của NDAA cho thấy, số quân nhân tại ngũ của Mỹ giảm từ mức 1,39 triệu của năm trước xuống còn 1,28 triệu người, do các đơn vị tuyển quân gặp khó khăn để kêu gọi người trẻ tuổi nhập ngũ.

Đơn cử theo Military, quân đội Mỹ tổng cộng đã tuyển dụng hụt khoảng 41.000 tân binh so với mục tiêu trong tài khóa 2023. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có thể kể đến việc giảm niềm tin vào quân đội, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe ngày càng tăng trong giới trẻ, tình trạng sa sút tinh thần sau hàng thập kỷ tham chiến ở nước ngoài, trong khi thị trường lao động khu vực tư nhân hấp dẫn hơn. Nếu những khó khăn trong việc tuyển quân tiếp tục kéo dài, quân đội Mỹ nhiều khả năng sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh có thể bất lợi cho năng lực sẵn sàng chiến đấu của nước này.

VĂN HIẾU

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.